Bề mặt da xuất hiện những chấm bầm hoặc ban bầm, niêm mạc hoặc khí quản chảy máu.
Bệnh này thường gặp nhiều ở lứa tuổi nhi đồng, thanh thiếu niên, con gái tương đối nhiều, triệu chứng toàn thân kiệt sức, tinh thần bất ổn.
Món 1: THỊT THÓ HẨM TẢO ĐÓ
Nguyên liệu:
- Táo đỏ 10 – 15 quả
- thịt thỏ 250 – 400gr
Cách chế biến:
Táo đỏ rửa sạch bụi, thịt thỏ xắt miếng, cùng cho vào nồi hầm cách thủy đến khi thịt đỏ chín mềm.
Cách ăn: Uống canh, ăn thịt thỏ.
Công hiệu: Bổ khí bổ máu.
Món 2: ĐƯƠNG QUY THỊT HOẴNG
Nguyên liệu:
- Thịt hoẵng 1kg
- a tuyết lý hồng 60gr
- đương quy 10gr
Cách chế biến:
Thịt hoẵng bỏ da ngâm vào nước lạnh nửa giờ lấy ra, sau đó cho vào nồi nước lạnh nấu khử sạch máu và mùi tanh, vớt ra để ráo nước rồi xắt thành miếng; đương quy xử lý sạch, tuyết lý hồng dùng nước rửa sạch bỏ hết góc cắt thành từng đoạn. Đặt nồi lên bếp lửa cho vào 36gr mỡ heo. Sau khi mỡ heo nóng lên cho thịt hoẵng vào xào lên khoảng 1 phút, cho nước Đương quy vào; cho thêm một ít tương dầu vào cùng nấu. Sau khi nước sôi lên cho gừng, muối, đường cát vào cho lửa nhỏ lại. Thịt hoẵng nấu chín 7 phần, lấy một nồi khác cho lên bếp, cho 10gr mỡ đảo nóng, cho tuyết lý hồng vào xào vài lần. Sau đó đổ sang nồi thịt hoẵng tiếp tục nấu đến chín phần cho lửa keo để nước keo lại nửa giờ. Cho một ít bột năng vào.
Công hiệu: Ngon cơm. Bổ máu
Món 3: NÁCH HEO HẦM TÁO ĐỎ
Nguyên liệu:
- Nách heo 1kg
- đường nước 150gr
- táo đỏ 100gr
Cách chế biến:
Nách heo theo thường lệ xử lý sạch, táo đỏ rửa sạch lấy 30gr đường nước thắng lại thành màu vàng đậm.
Cho vào nồi vài cục xương heo nấu lên, pha canh 1500gr. Cho nách heo vào nấu vớt bỏ bọt nổi ở phía trên đi, sau dó cho táo đỏ, đường đã thắng ra màu vàng và đường nước vào. Dùng lửa riu riu hầm cho đến khi nách heo chín nhừ là được.
Cách ăn: Ngon cơm.
Công hiệu:
- Bổ âm, bổ máu.
- Nên ăn nhiều thực vật có nhiều vitamin, chất sắt, đồng lòng trắng trứng gà. Lượng mỡ vừa đủ