Triệu chứng:
Bụng đau lâm râm, phân vàng loãng lợn cợn hoặc như nước, có khi pha lẫn máu, thường đi kèm với sốt.
Mục lục
Món 1: BÁNH KÊ NỘI KIM
Nguyên liệu:
- Bạch truật 30gr – gừng khô 6gr – táo đỏ 250gr
- kê nội kim 15gr – bột mì 500gr.
Cách chế biến:
Bỏ gừng khô vào một túi vải, gói chặt rồi bỏ vào nồi cùng với bạch thuật, táo đỏ sau đó đổ vào nồi một lượng nước vừa đủ. Để lửa lớn cho đến khi nước sôi. Hạ lửa để sôi thêm khoảng 1 tiếng đồng hồ. Dằm nát các vị thuốc, vớt bỏ xác. Giã kê nội kim thành bột trộn với bột mì và hỗn hợp nước vừa rồi tạo thành bánh rồi đem nướng chín để ăn.
Cách ăn: Tùy theo khả năng.
Món 2: CHÁO RAU DỀN
Nguyên liệu:
- Rau dền tươi non 150gr – gạo 100gr.
Cách chế biến:
Rau dền lặt bỏ gốc rễ, rửa sạch, xắt nhỏ. Nấu gạo cho đến khi thành cháo rồi bỏ rau vào để sôi vài dạo là được.
Cách ăn: Ăn vào các buổi trong ngày.
Công hiệu: Thanh nhiệt, cắt cơn tiêu chảy.
Món 3: CANH CÁ DlẾC
Nguyên liệu:
- Tất cập, thúc sa nhân, trần bì, tiêu, ớt bột mỗi thứ 10gr
- 02 củ tỏi – cá diếc 1000gr.
Cách chế biến:
Cá diếc được đánh sạch vẩy, mổ bụng móc sạch ruột, rửa sạch, rồi cho các thứ trần bì, sa nhân, tất cập, tỏi, tiêu, ớt, hành, muối ăn, tương vào bụng cá sau đó chiên sơ rồi nấu canh.
Cách ăn: Ăn lúc bụng đói.
Công hiệu: ích tỳ, ngưng tiêu chảy.
Món 4: CHÁO KHOAI LANG
Nguyên liệu:
- Khoai lang tươi 100 – 150gr (nếu không có thì dùng bột sơn dược cũng được)
- Bột mì 100 – 150gr.
Cách chế biến:
Khoai lang gọt vỏ rửa sạch, giã nát trộn chung với bột mì rồi đổ nước vào quậy đều trước khi nấu cháo. Sau khi cháo chín nêm vào cháo ít muối, tiêu, đường chờ sôi lại nhắc xuống dùng.
Cách ăn: Ăn lúc cháo còn nóng.
Công hiệu: Ngưng cơn tiêu chảy, khỏe tì vị.
Món 5: CHÁO PHỤC LINH
Nguyên liệu:
- Bạch phục linh 06 gr
- Gạo 30 – 60gr.
Cách chế biến:
Phục linh nghiền thành bột, bỏ chung vào nồi nấu với gạo cho đến khi thành cháo.
Cách ăn: Mỗi ngày ăn một lần.
Công hiệu: Khỏe tì và vị.
Chú ý: Tránh dùng chung với các món có tính kích thích, hạn chế dùng muối.