Tên khác: hồng ban thành dịch.
Mục lục
Định nghĩa
Bệnh lành tính ở trẻ nhỏ do virus, lây, gây miễn dịch; có sốt, các triệu chứng toàn thân kín đáo, viêm hạch cổ và ngoại ban toàn thân, ở phụ nữ có thai bệnh có thể gây dị dạng thai nhi.
Căn nguyên
Virus gây bệnh rubeon (rubivirus) thuộc nhóm các myxovirus. Bệnh kém lây hơn bệnh sởi và nhiều người không bị mắc lúc nhỏ nên hay gặp hơn ở vị thành niên và người trẻ tuổi. Hình như có miễn dịch vĩnh viễn sau khi bị rubeon tự nhiên. Lây bệnh qua các giọt nước mũi. Bệnh lây một tuần trước khi nổi ban cho đến ngày thứ 5 sau khi đã mọc ban. Hay gặp các thể không có triệu chứng.
Dịch tễ học
10-15% phụ nữ trẻ tuổi dễ mắc bệnh và bệnh được thấy ở 5/100.000 phụ nữ có mang. Rubeon bẩm sinh có dị dạng thấy ở 0,5/100.000 trẻ được sinh.
Triệu chứng
Ủ BỆNH: 2-3 tuần.
KHỞI PHÁT: tiền triệu kín đáo, có sốt, ho, viêm họng thông thường, viêm kết mạc.
VIÊM HẠCH SAU TAI: triệu chứng đặc trưng, kèm theo sưng hạch sau cổ và dưới gáy. Có thể bị sưng các nhóm hạch khác.
NGOẠI BAN: xuất hiện sau 1-5 ngày, giống như sởi (ban dát sần, không hợp lại nhau). Mọc từ mặt; vài giờ sau lan tới thân và chi. Ban tồn tại 2-5 ngày rồi bay, không vẩy. Nội ban không mọc trước ngoại ban như ở sởi và không có nốt Koplik.
TRIỆU CHỨNG KHỚP: rất hay gặp đau khớp và viêm khóp phản ứng.
RUBEON ở PHỤ NỬ CÓ THAI: ở phụ nữ có mang bị bệnh rubeon có triệu chứng hay không có triệu chứng, nguy cơ đối với thai là như nhau. Càng bị bệnh trong những tháng đầu của thai kỳ thì nguy cơ thai bị dị dạng càng cao (30% vào tháng thứ nhất; 7% vào tháng thứ 3). Bị bệnh muộn hơn thì hiếm khi thai bị dị dạng nhưng trẻ bị rubeon bẩm sinh và gây lây nhiều tháng sau khi được sinh. Thường không chẩn đoán lâm sàng được vì ban mọc thoáng qua và 1/2 số trường hợp không có ban.
RUBEON BẨM SINH: do mẹ bị bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Một phần ba số trường hợp thể hiện bằng bệnh phôi-thai, có dị tật mắt (đục nhân mắt, mắt nhỏ), dị tật tai (điếc), bệnh tim bẩm sinh (thông liên nhĩ và thông liên thất, còn ống động mạch, hẹp động mạch phổi), đầu nhỏ.
Lúc ra đòi, có thể có đám xuất huyết do giảm tiểu cầu, vàng da tan huyết có gan, lách to, co giật, chậm phát triển tâm thần-vận động và các dị dạng về xương.
Trẻ mang mầm bệnh trong thời gian dài.
Xét nghiệm cận lâm sàng
Xác định tình trạng miễn dịch (chuẩn độ hiệu giá kháng thể đặc hiệu):
IgG | IgM | Tình trạng |
– | – | Không có miễn dịch |
+ | – | Có miễn dịch |
– | + | Bệnh cấp |
+ | + | Bệnh mối mắc |
Ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ: tìm kháng thể đặc hiệu trước mỗi lần có mang bằng phương pháp ức chế ngưng kết hồng cầu, kỹ thuật |ELISA hay test latex. Trong trường hợp huyết thanh âm tính, nên tiêm phòng và uống thuốc tránh thai.
Ở phụ nữ có thai: nếu thấy nổi ban đáng nghi ngờ hay có IgG đặc hiệu (chuyển đổi huyết thanh) hay thấy kháng thể tăng lên ở lần lấy mnáu thứ hai, cần khẳng định chẩn đoán nhiễm lần đầu bằng phát hiện IgM đặc hiệu (gợi ý là có thể đã bị mắc bệnh trong vòng 1 tháng trước đó).
Ở trẻ sơ sinh: rubeon bẩm sinh được khẳng định bằng sự có mặt của IgG đặc hiệu.
Chẩn đoán trước khi sinh:
+ Kể từ tuần thứ 12, kỹ thuật PCR cho phép phát hiện virus ở các nhung mao lá nuôi.
+ Từ tuần thứ 22, chọc hút máu thai cho phép khẳng định thai bị bằng cách định lượng interferon và tìm IgM đặc hiệu.
Huyết đồ: tăng tương bào từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5.
Chẩn đoán
Có điều kiện bị lây 2-3 tuần trước đó.
Ngoại ban có các triệu chứng kín đáo kèm theo.
Sưng hạch sau tai, dưới gáy.
Ban mọc từ mặt xuống thân và bay vào ngày thứ 3.
Chẩn đoán phân biệt
Sởi: nốt Koplik, triệu chứng toàn thân rõ, tiến triển lâu hơn.
Tinh hồng nhiệt: đau họng, triệu chứng toàn thân nặng hơn, bong vẩy.
Tăng đơn nhân nhiễm khuẩn: phân biệt bằng xét nghiệm cận lâm sàng.
Giang mai giai đoạn hai, hồng ban: phản ứng huyết thanh dương tính.
Biến chứng
Hiếm có viêm tai giữa, viêm phổi, viêm khớp, viêm màng não thanhmạc hay viêm não, màng não, ban xuất huyết giảm tiểu cầu.
Viêm màng nặo tiến triển trong rubeon: gặp ở đầu tuổi dậy thì ở bệnh nhân bị rubeon bẩm sinh; các triệu chứng tương tự như viêm toàn não bán cấp xơ hoá (xem bệnh này).
Tiên lượng: rất tốt, trừ rubeon bẩm sinh.
Điều trị
Điều trị triệu chứng.
Phòng bệnh
Cách ly bệnh nhân và bảo vệ phụ nữ có thai.
Tiêm phòng
Dùng vaccin sống, giảm độc lực, thường kết hợp với vaccin sởi và vaccin quai bị (ROR). Nên tiêm chủng cho tất cả trẻ con lúc 12-15 tháng, tiêm nhắc lại cho trẻ gái 11-13 tuổi. Nên tiêm phòng cho phụ nữ trong tuổi sinh đẻ mà chưa được miễn dịch (khoảng 10% scí phụ nữ trong tuổi sinh đẻ có huyết thanh chẩn đoán âm tính), cần ngừa thai có hiệu quả 1 tháng trước và 2 tháng sau khi được tiêm phòng vì vaccin có khả năng gây quái thai (chống chỉ định cho phụ nữ đang mang thai). Phản chỉ định tiêm phòng trong trường hợp suy giảm miễn dịch nhưng vẫn dùng cho người bị AIDS. Miễn dịch tồn tại ít nhất 3 năm. Đôi khi bị đau khớp 2-4 tuần sau khi được tiêm phòng.
Globulin miễn dịch đặc hiệu: có tác dụng phòng rubeon ở người mẹ (tác dụng bảo vệ khoảng 30 ngày) nhưng không có tác dụng bảo vệ bào thai.