Bệnh viêm nhiễm cấp tính ở đường tiêu hoá do trực khuẩn Shigella gây ra, biểu hiện bệnh lý có thể từ tiêu chảy nhẹ cho đến hội chứng lỵ nặng với đau quặn bụng, mệt, sốt và các dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc.
MẦM BỆNH
Shigella là trực khuẩn Gram (-), không di động. Dựa vào đặc điểm kháng nguyên 0 (kháng nguyên thân) và một số đặc điểm sinh hoá, người ta chia ra 4 nhóm:
Nhóm A: Shigella Dysenteriae.
Nhóm B: Shigella Flexneri.
Nhóm C: Shigella Boydii.
Nhóm D: Shigella sonnei.
Nhóm A có Shigella Dysenteriae 1 hay gây dịch và bệnh cảnh nặng hơn các nhóm khác.
Các Shigella thuộc loại hiếu khí tuỳ nghi, mọc dễ dàng trên các môi trường thường quy như EMB, Mac, Conkey, ss… chúng nhậy cảm với các dung dịch sát khuẩn.
DỊCH TỄ
Khác với các vi khuẩn khác, chỉ cần một lương nhỏ (10-100 vi khuẩn) Shigella cũng đủ gây bệnh. Vì thế, bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác, nhất là ở những tập thể đông đúc (nhà trẻ, trường học, nhà giam…) . Bệnh thường xảy ra trên phạm vi toàn thế giỏi, đặc biệt phổ biến 3 những nơi có điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh thực phẩm kém.
- Nguồn bệnh
Người bệnh là nguồn quan trọng, họ thải vi khuẩn trong suốt thời gian bệnh và cả trong thời gian hồi phục (6 tuần).
- Đường lây truyền
Quan trọng nhất là tay bẩn do tiếp xúc với phân bệnh nhân hoặc các dụng cụ, thực phẩm, nước uống… đã bị ô nhiễm Shigella. Ruồi nhặng cũng có thể truyền Shigella.
- Khối cảm nhiễm
Các tập thể đông đúc điều kiện vệ sinh kém, xử lý phân không tốt. Trẻ em và người lớn tuổi dễ nhiễm, khi mắc bệnh thì thường nặng hơn những người khác.
BỆNH SINH
Sau khi xâm nhập, Shigella dễ dàng vượt qua hàng rào acid của dạ dày, qua ruột non và tăng sinh trong niêm mạc ruột già, gây phản ứng viêm cấp tính. Lớp tế bào thượng bì chứa vi khuẩn sẽ bị huỷ hoại, tróc da, tạo nên các ổ loét nông trên nền niêm mạc viêm lan toả. Lúc đầu tổn thương ở đoạn cuối ruột già và trực tràng, sau đó lan dần khắp các đoạn ruột. Tiêu chảy xuất hiện do rối loạn hấp thụ nước – điện giải.
Ruột bị viêm loét có thể đưa đến xuất huyết.
Shigella Dysenteiae 1 có ngoại độc tổ’ tác động lên ruột gây tiêu chảy và lên hệ thần kinh trẻ em.
TRIỆU CHÚNG LÂM SÀNG
- Thời kỳ ủ bệnh: 12-70 giờ, không có triệu chứng.
- Thời kỳ khởi phát: 1-3 ngày.
Đột ngột, với các triệu chứng không đặc hiệu.
Hội chứng nhiễm khuẩn: Sốt 39-40°C, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn.
Triệu chứng tiêu hoá: Đi tiêu phân lỏng hoặc nước vàng, đau quặn bụng, có khi mất nước (trẻ em, người già).
- Thời kỳ toàn phát: Bệnh cảnh lỵ đầy đủ với:
Hội chứng nhiễm khuẩn: sốt 39°c, ốn lạnh, mệt mỏi, biếng ăn.
Hội chứng lỵ.
+ Đau quặn bụng từng cơn, dọc theo khung ruột già; mỗi lần đau lại kích thích đi tiêu, đi xong hết đau.
+ Mót rặn, ngày càng tăng, đau thót vùng ruột già, ở người già, suy kiệt có thể dẫn đến sa trực tràng.
+ Phân có dịch nhầy lẫn máu 10-40 lần/ ngày, lượng phân ngày càng ít đi.
Tổng trạng: Suy sụp nhanh, mệt nhọc, lồ đờ, hốc hác, môi khô, lưỡi vàng nâu.
Trẻ em 1-4 tuổi thường có sốt cao kèm theo co giật, có biểu hiện thần kinh như li bì, lơ mơ, đau đầu, cổ cứng.
CHẨN ĐOÁN
Dựa vào các yếu tố:
- Dịch tễ học
- lâm sàng
Hội chứng nhiễm khuẩn nặng.
Hội chứng lỵ.
- Xét nghiệm phân
Soi tươi sau khi nhuộm xanh methylen.
Cấy phân trên thạch máu, desoxycholat, thạch .. và phân lập được Shigella.
ĐIỀU TRỊ
- Bồi hoàn nước, điện giải
Uống sớm Oresol, truyền dịch khi mất nước và điện giải nặng.
- Kháng sinh
Ampicillin 50-100mg/kg/24 giờ (trẻ em) hoặc 2g/ ngày (người lốn).
Cotrimoxazol (Trimethoprim suffamethoxazol) 480 mg X 1 viên/lOkg cân nặng, chia làm hai lần.
- Điều trị triệu chứng
Các thuốc giảm nhu động ruột như paregoric, atropin, lopevamid… không nên dùng vì làm triệu chứng xấu đi, kéo dài thời gian thải vi khuẩn.
Có thể dùng thuốc an thần nhẹ.
Ăn thức ăn nhẹ, dễ tiêu, cho uống nước hoặc Oresol theo nhu cầu.
DỰ PHÒNG
Vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống và vệ sinh nước, rửa tay trước khi ăn và khi chế biến thực phẩm.
Xử lý phân.
Cách ly bệnh nhân, sát khuẩn chất thải.
CHĂM SÓC
(Chung cho lỵ trực khuẩn và lỵ amip).
Nhận định
Tình trạng hô hấp:
Quan sát da, mómg tay, móng chân, đếm nhịp thở, kiểu thở.
Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy.
Đặc biệt đối với thể nặng cấp tính: Sốc do mất nước và điện giải trong thời kỳ khởi phát, do mất máu nặng,do nhiễm khuẩn huyết.
Tình trạng tuần hoàn:
Mạch.
Huyết áp.
Cần theo dõi mạch – huyết áp 30 phút/ 1lần, 1 giờ/ 1lần, 3 giờ/ 1 lần.
Trong khi đi tiêu máu ở ạt.
Mạch nhanh nhỏ, huyết áp hạ (nhịp tim nhanh) dẫn đến suy tuần hoàn.
Tổn thương cơ tim: tai biến emetin có nhịp tim nhanh cho ngừng thuốc.
Tình trạng tri giác:
Nhiễm độc thần kinh thường xảy ra ở trẻ em, người già trong thể nặng.
Tỉnh, lơ mơ, hôn mê.
Tình trạng đi tiêu:
Số lần, số lượng phân.
Tính chất phân.
Số lượng máu mất ở thể nặng.
Đi tiêu ở ạt. Rối loạn nước – điện giải, suy tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Tình trạng chung:
Lấy nhiệt độ.
Đo nước tiểu/ 24 giờ.
Lượng nước xuất nhập/ 24 giờ. Theo dõi các biến chứng .
- Xem bệnh án để biết:
+ Chẩn đoán.
+ Chỉ định thuốc. – Có kế hoạch theo dõi thích hợp,
+ Xét nghiệm. để thực hiện kịp thời chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản
+ Các yêu cầu theo dõi khác.
+ Dinh dưỡng.
Lập kế hoạch chăm sóc
- Bảo đảm thông khí.
- Theo dõi tuần hoàn.
- Theo dõi dấu hiệu mất nước.
- Thực hiện các y lệnh.
- Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng.
- Giáo dục sức khoẻ.
Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Bảo đảm thông khí:
- Cho thở Oxy.
- Theo dõi nhịp thở.
- Dấu hiệu đầu chi lạnh, tím tái.
- Nếu bệnh nhân thở nhanh.
Theo dõi tuần hoàn:
- Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân và báo cáo bác sĩ.
- Chuẩn bị truyền dịch đường tĩnh mạch, theo dõi vận tốc. Nhẹ cho uống Oresol.
- Theo dõi sát mạch, huyết áp 30phút/ llần, 1 giờ/ llần, 3 giờ/ llần.
- Theo dõi cơn đau ngực thường xuyên.
- Chọn tĩnh mạch lớn, ít di động.
- Đặc biệt có phản ứng phụ với emetin.
Theo dõi dấu hiệu mất nước, mất máu nặng và các biến chứng:
- Bù đủ nước và chất điện giải.
- Đánh giá mất nước ở mức độ nào.
- Đánh giá mất máu nhiều hay ít.
- Theo dõi lương nước xuất nhập trong 24 giờ.
- Dấu hiệu đau bụng ngoại khoa do thủng ruột gây viêm phúc mạc.
- Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Gram(-).
Thực hiện các ỵ lệnh chính xác kịp thời:
- Thuốc:
+ Kháng sinh: Ampixilin, cotrimoxazol (Bactrim).
+ Metronidazol (Flagyl) đắng khó uống hay gây nôn nên cho uống sau bữa ăn.
+ Emetin: Có độc tính cao nên phải chính xác về liều lượng: 1mg/kg/ ngày. (Phải tiêm bắp sâu, hiện nay dùng ít).
Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi tại giường.
- Xét nghiệm. _ Lấy phân đúng quy cách.
+ Soi phân tươi.
+ Cấy phân.
Chăm sóc hệ thống cơ quan nuôi dưỡng:
- Cho bệnh nhân nằm tại giường có lỗ để giúp đại, tiểu tiện tại chỗ.
- Bệnh nhân nặng cần được tắm rửa thay quần áo ngày nhiều lần. Giữ rất sạch vùng hậu môn và xương cùng.
- Lau mát nếu có nhiệt độ cao trong lỵ trực khuẩn.
- Bệnh nhân có biến chứng sa trực tràng cần ngâm rửa nước ấm sau khi đi tiêu.
- Nuôi dưỡng: Khuyến khích ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp, uống nhiều nước cháo, trà loãng, súp, kiêng sữa, mỡ. Đặc biệt trẻ em cho ăn uống đầy đủ và bổ dưỡng, ăn nhiều lần để tránh suy dinh dưỡng.
Giáo dục sức khoẻ:
- Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phòng cho bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân.
- Bằng thái độ dịu dàng làm cho phải hướng dẫn nội quy khoa bệnh nhân yên tâm điều trị.
- Hướng dẫn cách tẩy uế và xử lý – Để tránh lây lan. phân đúng quy cách cho nhân viên và thân nhân bệnh nhân tại khoa.
- Khi xuất viện hướng dẫn bệnh nhân và thân nhân của bệnh nhân phương pháp dự phòng: ăn chín, uống chín, rửa tay trước khi ăn…
Đánh giá
Được đánh giá là chăm sóc tốt nếu:
- Thể tiêu chảy nhẹ hoặc không có triệu chứng rõ, chỉ có đau bụng âm ỉ, tiêu phân loãng 1 đến 2 tuần thì hết.
- Thể mạn tính: Bệnh nhân đi tiêu máu lẫn nhầy kéo dài gây mất nhiều đạm, rối loạn nước – điện giải kéo dài nên hết tiêu chảy phải cho ăn uống đầy đủ nâng cao thể trạng.