Ngoài triệu chứng nhức đầu, đau mình mẩy, cơ khớp đề cập ở mục 4.2, những bệnh nhân Sốt xuất huyết nặng có thể có những biểu hiện thần kinh thuộc hai loại: hoặc ức chế như chậm chạp, li bì, u ám, hoặc hưng phấn như bứt rứt, vật vã, giãy dụa, mê sảng; thậm chí có trường hợp rối loạn ý thức nặng, bán hôn mê hoặc hôn mê với những triệu chứng tăng trương lực cơ, ruỗi cứng, run giật, tay bắt chuồn chuồn… thường được gọi là Sốt xuất huyết thể não.

Những rối loạn ý thức trên, chủ yếu là một bệnh não (encéphalopathie) do mất nước và điện giải (vì sốt cao, mồ hôi, nôn…) và nhất là khi rối loạn tuần hoàn vi mạch biểu hiện nổi lên ở não đã dẫn tới cô máu và ứ trệ vi tuần hoàn, phù nề não và thiếu oxy cấp vv…

Tình trạng này hay gặp ở bệnh nhân có sốc nhưng cũng có thể ở bệnh nhân không sốc. Một số trường hợp hôn mê và bán hôn mê, xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi, ngoài yếu tố trên còn do xuất huyết đốm trong não. Những trường hợp này dôi khi có tăng trương lực kèm theo triệu chứng “cổ cứng” và “Kernig” dương tính, nhưng dịch não tuỷ không biến đổi, có lẽ “cổ cứng” và “Kernig” ở đây nằm trong hội chứng tăng trương lực cơ; viêm màng não thanh dịch do virut chưa gặp ở bệnh Sốt xuất huyết.

Trong vụ dịch TSN, có 17,2% bệnh nhân ở trạng thái chậm chạp li bì và 22,8% bệnh nhân ở trạng thái kích thích hưng phấn nhẹ.

Tình trạng bứt rứt vật vã, giẫy dụa, mê sảng, lảm nhảm gặp ít ở bệnh nhân người lớn: 1,6% ở bệnh xá E 125, 3,2% tại Bệnh viện hải quân, 5% tại Viện 43, 7-% tại Viện 108. Riêng trong số bệnh nhân Sốt xuất huyết nặng, thì tỷ lệ mê sảng lảm nhảm ở bệnh nhân người lớn đã lên tới 19,5% trong tổng số 154 trường hợp Sốt xuất huyết nặng vào cấp cứu ở Viện 175 năm 1975 và đã được ghi nhận ở 1% tại Viện 108, 9% tại Bệnh viện Việt Nam-Cuba (Bùi Đại và cs, 1970; Nguyễn Thượng Liễn và cs, 1970).

Bảng HỘI CHỨNG THẦN KINH Ở Sốt xuất huyết

 

bệnh nhân Triệu chứngBệnh nhi (%)Bệnh nhân người

lớn (%)

Li bì30,7 (1)17,2 (3)
Vật vã, dãy dụa lảm nhảm13 (1) 24-47 (2)1,6 (4) 3,2-7 (5) 19,5 (6)
Co giật2,4 (1) 6-7,7% (2)
Hôn mê2,2 (1) 0,5 – 2% (2)1-9 (7)

Ghi chú: (1): Bệnh viện B 1969 (1546 bn); (2): Bệnh viện nhi đồng 1, 1972-73 (3625bn); (3): Vụ dịch Tân Sơn Nhất 1974; (4): Bệnh xá E 125, 1975; (5) Bệnh viện 5 8, K43, Viện 108, 1975 và 1969; (6) tính trong ĐKH nặng ù Viện 175, 1975; (7): Viện 108 và Bệnh viện Việt Nam-Cuba, 1969.

Ở bệnh nhi, tỷ lệ bứt rứt, vật vã, lảm nhảm, co giật cao hơn so với bệnh nhân người lớn: trong 3625 bệnh nhi tại Bệnh viện nhi đồng 1 năm 1972-1973 có 24-47% bứt rứt vật vã dãy dụa, 6% co giật, 2% hôn mê (Bs Vân, Bs Đôn, Bs Trâm, Bs Thanh, Bs Nga, 1974); trong 1546 bệnh nhi tại Bệnh viện B năm 1969, có 30,7% li bì, 13% vật vã, 2,4% co giật, 2,2% hôn mê; hội chứng màng não gặp ở 0,9% (14 trường hợp) nhưng dịch não tuỷ đều bình thường (Bệnh viện B, 1970).

Xem tiếp:

  1. Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
  2. Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
  3. Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
  4. Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
  5. Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
  6. Sốt xuất huyết thể não
  7. Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
  8. Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
  9. Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
  10. Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
  11. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
  12. Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
  13. Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
  14. Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
  15. Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
  16. Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
  17. Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
  18. Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
  19. Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
  20. Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
  21. Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
  22. Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
  23. Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết
0/50 ratings
Bình luận đóng