QUẾ
Tên khoa học: Cinnamomum loureiri Ness.; Họ long não (Lauraceae)
Bộ phận dùng: Vỏ.
– Việt Nam ta có nhiều loại quế: quế nổi tiếng nhất là quế Thanh (Thanh Hóa, C. loureiri Nees) rồi đến quế Quy.
– Vỏ quế bóc ở một cây phân chia ra nhiều loại tốt xấu khác nhau và tác dụng khác nhau.
+ Quế hạ bản: lấy ở phần dưới thân.
Thứ này hay giáng xuống mà ít bốc lên.
+ Quế trung châu: lấy ở phần giữa thân cây.
+ Quế thượng biểu: lấy ở phần trên cây.
Hai thứ này có tác dụng bốc lên.
+ Quế chi: lấy ở cành cây, quế chi tiêm lấy ở ngọn cành.
Thứ này đi ra ngoài thân và chân tay.
– Cách xem quế tốt xấu: có nhiều cách
+ Cạo bỏ vỏ ngoài, mài với ít nước, nếu ra chất trắng như sữa bò là tốt nhất, nếu nước như nước chè xanh là loại hai, nếu nước đỏ là loại ba.
+ Nếm miếng quế thấy vị ngọt cay, sau thấy đắng, cuối cùng thấy ngọt (cay ít thôi) là quế tốt.
+ Ở Thanh hóa có câu “lòng son, vỏ khế” là nói lên quế tốt phải như thế.
+ Gọt vỏ quế, cắt đôi, chỗ cắt trong như sáp, rất mịn và thấy có đường “bạch chỉ phân du” là quế tốt. Sợi chỉ trắng này phải thẳng nếu ngoằn nghèo là không tốt lắm,
+ Tây y cho quế tốt là phải có tỷ lệ tinh dầu cao.
Nhưng nói chung quê khô, có mùi thơm, có chất dầu, vị cay hơi ngọt, vỏ hơi nâu, không vụn nát ẩm là tốt.
– Ở Trung Quốc có loại quế đơn, quế bì, còn gọi là quế nhục (C. cassia Nees et Bl.) cây này cũng có mọc ở nước ta. Trên thị thường còn có quan quế hay quế xây lăng (C. zeylanicum Nees) có giá trị nhất.
Thành phần hóa học: Tinh bột, chất nhầy, tanin, chất màu, đường, có tinh dầu 1 – 5% (chủ yếu là aldehydcinnamic 95%).
Tính vị – quy kinh: Vị ngọt, cay, tính đại nhiệt. Vào hai kinh can và thận.
Công dụng – liều dùng: Trị chân tay lạnh, tả lỵ, đau bụng, bế kinh, tiêu hóa, kiện vị.
Kiêng kỵ: Không phải hư hàn không nên dùng
Cách bào chế:
Theo Trung y:
Gọt sạch bì thô. Với thuốc thang thì mài với nước thuốc, làm thuốc hoàn tán thì tán bột.
Theo kinh nghiệm Việt Nam:
Đối với quế thật tốt, chỉ mài trong bát sành với ít nước đun sôi để nguội, hoặc với ít nước thuốc thang để uống.
Làm nước hãm (quế thường): cạo bỏ bì thô, gọt thành miếng mỏng; tấm nước đồng tiện 1 – 2 ngày đêm (để giáng hỏa vì nóng quá xông lên hại mắt). Cho miếng quê đã
tẩm nước đồng tiện vào cái chén có nắp, đổ nước sôi vào rồi rót ngay ra bỏ đi, cho một ít nước sôi khác vào lần này để ngấm nguội rồi mới lấy ra uống, uống lần sau pha với nước sôi khác mà dùng. Một lượt quế như thỏ có thể pha 2-3 lần.
Bảo quản: Để tránh mất hương vị của quế, trát sáp mật ong vào hai đầu thanh quê, dùng giấy bóng kính gỏi kỹ, đựng vào thùng kín. Để nơi khô ráo, kín, mát, tránh nơi ẩm.