Tên khoa học:

Bocneola, Borneocamphor, Borneol..

Tên tiếng Trung: 冰 片

Tên khác:

Ngải phiến, mai phiến, long não.

Nguồn gốc:

Trong dược liệu chia ra làm 2 loại: băng phiến điều chế bằng máy móc và ngải phiến. Băng phiến điều chế bằng máy móc lấy dầu tùng tiết, chương não v.v… làm nguyên liệu, qua các phương pháp hoá học tổng hợp thành long não, cũng gọi là “mai phiến”. Ngải phiến là chất kết tinh lấy từ lá của cây ngải nạp hương thuộc loài thực vật họ cúc, còn gọi là “kết phiến”.

Băng phiến hay còn gọi viên long não hay Naphtalen (còn gọi là Naphtalin, băng phiến, nhựa long não, nhựa trắng…) là một hydrocacbon ở thể rắn, tinh thể màu trắng. Naphtalen dễ bay hơi tạo thành hơi dễ cháy.

Cấu tạo của Naphtalen gồm 2 vòng benzen gắn vào nhau với công thức tổng quát C10H8, có tác dụng đuổi côn trùng, mối mọt, rận rệp phá hoại quần áo nên thường được cho vào tủ quần áo để đuổi mối mọt, gián. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách loại hóa chất này sẽ có thể gây ngộ độc.

Nó gồm 2 loại: Một loại được sản xuất từ hóa chất Napthalen, điều chế từ than đá hoặc từ quá trình tinh chế dầu hỏa. Loại thế hệ mới được làm từ hóa chất Diclorobenzen. Hiện tại, băng phiến thế hệ cũ được dùng nhiều ở các nước đang phát triển do rẻ tiền, dễ sản xuất hơn. Riêng ở Mỹ và châu Âu, loại này rất ít được sử dụng vì độc tính cao.

Cần lưu ý không lại nhầm băng phiến với long não dùng trong y học. Loại này được chiết từ một loài cây mọc ở các nước nhiệt đới cũng có tên là cây long não. Thành phần chính là chất Camphor có tính sát trùng, gây tê và kích thích tim mạch, kích thích thần kinh, gây sảng khoái hưng phấn nhẹ.

Phân biệt tính chất, đặc điểm:

Băng Phiến

Dược liệu này là chất kết tinh dưới dạng miếng mỏng nửa trong suốt, màu trắng xanh, chất hơi cứng, dùng tay bóp không dễ vỡ. Mùi thơm mát, vị cay, mát. Khi đốt có khói đen, không còn tro than để lại. Loại nào viên to, chất mỏng, trắng toát, xốp giòn, hương thơm mùi đậm là loại tốt.

Bảo quản:

Phần nhiều đựng túi nilon, để nơi dâm mát. Nếu đã bóc túi nilon ra rồi, thường đựng trong hộp sắt tây, đậy kín, phòng hương thơm khuyếch tán đi mất, tốt nhất nên để nơi dâm mát, nhiệt độ dưới 30°c.

Dược lý hiện đại:

Theo các nghiên cứu thời nay, băng phiến có tác dụng ức chế đối với các loại vòm trùng tả lợn, trực trung đại tràng, tụ cầu trùng vàng không cho sinh trưởng và phát triển.

Tính vị và công hiệu:

Băng phiến tính hơi hàn, vị cay, đắng, lợi về kinh tâm, tỳ, phế. Có công hiệu khai khiếu, tỉnh táo tinh thần, thanh nhiệt giảm đau. Phù hợp với người nhiệt bệnh, đầu óc hôn mê, ngất, ngất có đờm vì trúng gió, ngất vì khí uất, ngất vì trúng độc, mắt đỏ, miệng loét, họng sưng đau, lỗ tai chảy máu.

Liều lượng thường dùng và chú ý:

Liều: uống 0,02 – 1g cho thuốc vào hoàn tán, không cho vào thuốc sắc. Dùng ngoài lượng vừa đủ, tán bột khô bôi vào hoặc đắp.

Dùng không cho vào lửa và nhiệt độ cao.

Những cấm kỵ khi dùng thuốc:

Người nào khí hư huyết hư kiêng dùng.

Người có mang, khi dùng phải hết sức thận trọng.

Những bài thuốc thường dùng:

Băng phiến chỉ khái thiếp cao (cao dán băng phiến giảm ho)

Băng phiến 2g  – Vaselin 3g

Nghiền nát băng phiến, trộn lẫn với vaselin thành cao, quết cao lên miếng giấy cứng. Dùng cho người viêm phế quản mạn tính khi nào phát bệnh, dán cao ấy vào huyệt thiện trung, cố định xong chườm thêm túi nước nóng ở ngoài, mỗi ngày thay 1 lần, dùng liên tiếp 7 ngày là 1 liệu trình, nghỉ 3 ngày, sau đó dùng tiếp liệu trình thứ 2.

Băng phiến giao nang (viên con nhộng băng phiến)

Băng phiến 15g  – Bột huyền minh 150g

Nguyệt thạch 30g  – Chu sa 18g

Bột huyền minh: một loại dược phẩm điều chế từ phác tiêu hoặc tinh thế hiđrat natri suntat Na2SO4.10H2O, có dạng bột màu trắng dùng làm thuốc giải nhiệt tiêu thũng

Nghiền hết thành bột, đựng vào vỏ viên con nhộng. Dùng cho người bị viêm âm đạo do nấm. Trước khi đi ngừ, rửa sạch âm hộ, nhét thuốc vào ảm đạo. Mỗi tói 1 lần, mỗi lần từ 0,5 – lg. 7 ngày là 1 liệu trình.

Băng phiến bằng sa tán (thuốc bột băng phiến, nguyệt thạch)

Băng phiến 3g  – Bột huyền minh 3g

Nguyệt thạch 3g  – Chu sa 1g.

Nghiền cả thành bột. Dùng để tiêu mủ tai giữa. Trước tiên dùng nước ôxy già rửa sạch tai, sau đó phun thuốc bột vào khoang tai giữa. Ngày 1 lần.

Băng phiến phì tử phân (phấn rôm băng phiến)

Băng phiến 3g

Lư cam thạch (tức ZnCO3) 15g

Bạc hà băng 3g

Bột hoạt thạch 30g

Nghiền cả thành bột, xoa vào chỗ đau.

Dùng cho trẻ em bị rôm xẩy.

Băng phiến chỉ thông tán (thuốc bột băng phiến giảm đau)

Băng phiến, chu sa (lượng bằng nhau)

Nghiền bột, lấy 1 ít chấm vào chỗ răng đau.

Dùng cho người bị đau răng.

Băng phiến hội dương cao (cao băng phiến viêm loét miệng)

Băng phiến 0,3g

Trứng gà 1 quả (dùng lòng trắng)

Trộn lẫn 2 vị với nhau (nên dùng ngay, không nên để lâu). Trước khi dùng nên súc miệng sạch bằng dung dịch furacilinum 0,02%, lấy bỏng lau khô chỗ loét, bôi thuốc băng phiến trứng vào, ngày 4-5 lần.

Dùng cho người bị viêm loét khoang miệng.

Băng phiến ty viêm trích tễ (thuốc nhỏ mũi)

Băng phiến vừa phải, hoà tan trong íaraphin nóng chảy, thành dung dịch 2% trong suốt. Mỗi ngày nhỏ mũi 3-4 lần, mỗi lần 1 – 2 giọt.

Dùng cho người viêm mũi mạn tính.

Kê nhân linh (thuốc chữa mắt cá thần diệu)

Lấy 1 ít băng phiến rắc lên mắt cá, dùng lửa đốt lên, khi nào thấy đau rát thì tắt lửa đi. Ngày 1 – 2 lần, mỗi lần khoảng nửa phút. 5-7 ngày là 1 liệu trình. Chuyên trị mắt cá chân.

Băng phiến hạch đào du (dầu băng phiến hồ đào)

Băng phiến lg, bỏ vào 16ml dầu hồ đào, trộn đều cho tan ra. Dùng để chữa viêm tai giữa có mủ. Khi dùng, trước hết rửa sạch mủ bám vào lỗ tai ngoài, dùng bông ngoáy sạch, nhỏ 2-3 giọt thuốc vào, sau đó vê bông đút nút lỗ tai ngoài. Ngày 1 lần, 7 – 10 ngày là khỏi.

0/50 ratings
Bình luận đóng