Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn bài thuốc có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả này nhằm trang bị thêm kiến thức chung về dùng thuốc y học cổ truyền trong điều trị đái tháo đường. Bài thuốc đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng tốt trên lâm sàng.
Bệnh Đái tháo đường trong Y học cổ truyền:
Theo lý luận của Y học cổ truyền, tiêu khát có thể do tiên thiên bất túc, do thủy hỏa không điều hòa, tửu lượng không tiết độ hoặc cũng có thể do tình chí uất. Các nguyên nhân trên đều có thể làm cho khí huyết hao tổn gây ra âm hư táo nhiệt ảnh hưởng trực tiếp lên tạng phế, vị và thận mà sinh ra chứng tiêu khát. Vì vậy, pháp điều trị chủ yếu dùng để điều trị các chứng tiêu khát là: thanh nhiệt nhuận phế, dưỡng âm thanh vị, tư bổ thận âm, sinh tân chỉ khát.
Xuất phát từ kinh nghiệm điều trị chứng tiêu khát của dân gian, chúng tôi lựa chọn bài thuốc với ý nghĩa:
- Thục địa: vị ngọt, tính ôn, quy kinh thận, tỳ và phế. Thục địa có tác dụng tư âm, dưỡng huyết.
- Hoài sơn: vị ngọt, tính bình, quy kinh tỳ, phế, thận. Hoài sơn có tác dụng ích khí dưỡng âm, bổ tỳ phế thận. Chủ trị các chứng tỳ phế hư nhược, chứng tiêu khát thể thận âm hư.
- Khổ qua: vị đắng, tính lương, quy kinh tâm, tỳ, can. Khổ qua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, chỉ khát.
- Linh chi: vị ngọt tính bình, quy kinh tâm, phế, thận. Linh chi có tác dụng bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần
- Cỏ ngọt: vị ngọt tính bình
- Huyền sâm: vị đắng, mặn, tính lương, quy kinh phế, thận. Huyền sâm có tác dụng tư âm, giáng hỏa, trừ phiền nhiệt, chỉ khát và giải độc.
- Trái nhàu: vị đắng tính bình, có tác dụng trừ thấp nhiệt, nhuận tràng.
- Cà rốt: vị ngọt, cay, tính bình có tác dụng bổ trung tiêu, làm yên 5 tạng, kích thích tiêu hóa, giải độc.
Cả bài thuốc có tác dụng tư âm, dưỡng huyết, ích phế, kiện tỳ vị, bổ thận, chỉ khát vì vậy có thể dùng để làm giảm các biểu hiện của chứng tiêu khát.
Bệnh Đái tháo đường theo y học hiện đại:
- Thục địa (Radix rehmanniae glutinosae): Polysaccharid từ rễ cây địa hoàng có tác dụng hạ đường máu trên chuột gây đái tháo đường bằng streptozotocin. Ngoài ra nhiều chất khác trong thục địa, đặc biệt là catalpol có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt trên động vật. Các chất phenyl ethyl glycosid có tác dụng ức chế aldose reductase ở thuỷ tinh thể do đó làm chậm xuất hiện những biến chứng về võng mạc trong bệnh Đái tháo đường. Các iridoid glycosis rehmanniosid A, B, C và D, các dẫn chất phenyl alcol leucoceptosid A, purpureasid C và các sesquiterpen góp phần điều trị các biến chứng của bệnh Đái tháo đường.
- Hoài sơn (Rhizoma dioscoreae persimilis): Có chứa tinh bột, acid amin, men manose, chất béo, arginin và cholin…ngoài ra còn chứa maltoza là men tiêu hoá của maltose.
- Khổ qua (Fructus momordicae): Dịch chiết quả có tác dụng làm hạ glucose huyết, điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuốc vào insulin.
- Linh chi (Garnoderma lucidum): có chứa đầy đủ các chất như amino acid, đường, lipid, vitamin và khoáng chất, enzym, đặc biệt là nguyên tố hiếm như germanium và selenium…, các polysaccharit, triterpenoid, một số acid khác như ganoderic acid, palmic, hợp chất sterol,…Tác dụng nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, giảm đau, giảm mỡ máu làm ngừng sinh tổng hợp cholesterol, giảm đường huyết, kích thích tuyến tuỵ sản sinh insulin chống bệnh Đái tháo đường, giảm nguy cơ xuất hiện biến chứng của bệnh Đái tháo đường.
- Cỏ ngọt (Folium steviae): trong thành phần có chứa hoạt chất là Steviosid. Steviosid có tác dụng kích thích bài tiết insulin qua tác dụng trực tiếp lên các tế bào tiểu đảo Langerhans tụy và là thuốc trị bệnh Đái tháo đường týp 2.
- Huyền sâm (Radix Scrophulariae): Có chứa chất Scrophularin, đường, phytosterol, alcaloid, acid béo…
- Quả nhàu (Fructus Morindae citrifoliae): Làm thức ăn giúp tiêu hoá, nhuận tràng. Làm thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá cho bệnh nhân Đái tháo đường.
- Cà rốt ( Radix Dauci carotae): Có chứa các chất đạm, chất béo, một chất sterol, chất màu caroten, men pectase, oxydase, các enzym, một chất insulin thực vật, ngoài ra còn có các muốc calci, kali, magnesi Làm thực phẩm hỗ trợ tiêu hoá cho bệnh nhân Đái tháo đường.
Các dược liệu trên phối hợp dùng cho người bệnh Đái tháo đường nhằm hỗ trợ giảm đường huyết hoặc giảm các triệu chứng của bệnh Đái tháo đường như giảm cân, giảm mệt mỏi, giảm khát nước, hạn chế biến chứng…
Thành phần bài thuốc
Thục địa
Tên khoa học: Radix Rehmanniae (Rehmania glutinosa Libosch), thuộc họ hoa mõm chó (Scrophulariaceae).
Bộ phận dùng: củ đã qua chế biến cửu chưng, cửu sái.
Thành phần hóa học: có chứa Manit, Rehmanin, chất đường.
Tác dụng dược lý:
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình hơi ôn; quy kinh tâm, can, thận.
Công dụng: tư âm, dưỡng huyết, thông thận, tráng thủy.
Chủ trị: âm hư, huyết suy, hư lao.
Liều dùng: ngày dùng 12-64 gam.
Hoài sơn .
Tên khoa học: Rhizoma Dioscoreae (Dioscorea persimi lis P. et. B). Thuộc họ củ Nâu (Dioscoreaceae).
Bộ phận dùng: rễ củ, đã tróc hết vỏ
Thành phần hóa học: thành phần có chứa nhiều tinh bột, chất Muxin, Allantoin, acid Amin.
Tác dụng dược lý: chất chiết xuất từ Hoài sơn có khả năng thủy phân chất đường, protid, làm hạ đường huyết trên thực nghiệm.
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình; vào kinh tỳ, vị, phế, thận.
Công dụng: thanh nhiệt, kiện tỳ, ích thận.
Chủ trị: tỳ vị hư yếu, chứng tiêu khát, thận hư gây tiểu nhiều.
Liều dùng: 10-12 gam/ ngày
Khổ qua .
Tên khoa học: Fructus Momordicae, thuộc họ bầu bí.
Bộ phận dùng: quả già chưa chín.
Thành phần hóa học: Quả có chứa glycosid, saponin, alcaloid, đường khử, hợp chất phenol, dầu béo và acid tự do.
Tác dụng dược lý: làm giảm đường huyết trên mô hình thực nghiệm.
Tính vị quy kinh: vị đáng, tính lạnh; quy kinh can, phế.
Công dụng: thanh thử, điều nhiệt, giải độc, minh mục.
Chủ trị: phiền nóng, khô khát đòi uống, mụn nhọt lở loét
Liều dùng: 8-20 gam
Kiêng kỵ: người tỳ vị hư hàn
Linh chi .
Tên khoa học: Ganoderma lucidum
Bộ phận dùng: toàn thân
Thành phần hóa học: Lignin, phenol, cellulose, chất béo, chất khử, steroid, các aidamin, saponin, germanium…
Tác dụng dược lý: an thần, giảm hưng phấn thần kinh trung ương, giảm đau, bảo vệ gan, giải độc, hạ đường huyết, hạ huyết áp, hạ lipid máu, tăng cường miễn dịch, tăng khả năng sử dụng oxy của cơ tim…
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính bình quy kinh tâm, can thận
Công dụng: dưỡng tâm an thần, chỉ khái bình suyễn, bổ khí huyết
Chủ trị: tâm thần bất an, khí huyết bất túc, tỳ vị hư nhược
Liều dùng: 5-15 gam
Cỏ ngọt .
Tên khoa học: Folium Steviae
Bộ phận dùng: lá, cành
Thành phần hóa học: steviosid (có độ ngọt gấp 250 lần đường kính nhưng không sinh năng lượng).
Tác dụng dược lý: hạ đường huyết trên thực nghiệm
Tính vị quy kinh: vị ngọt, tính lương
Công dụng: tạo vị ngọt mà không sinh năng lượng
Liều dùng: 10-15 gam
Trái nhàu .
Tên khoa học: Fructus Morindae citrifoliae
Bộ phận dùng: quả
Thành phần hóa học: moridin, caroten, canxi, acid linoleic, prexonine, các vitamin nhóm B, các chất chống oxy hóa…
Tác dụng dược lý: giải độc, chống oxy hóa, hỗ trợ miễn dịch,chống viêm, lamg giảm đường huyết, ổn định huyết áp
Tính vị quy kinh:
Công dụng: nhuận trường, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa, trù thấp nhiệt, điều kinh.
Chủ trị: chứng phong thấp, nhức mỏi tay chân
Liều dùng: 8-12 gam
Huyền sâm .
Tên khoa học: Radix Scrophulariae, thuộc họ mõm chó.
Bộ phận dùng: rễ củ phơi khô
Thành phần hóa học: Có chứa chất Scrophularin, đường, phytosterol, alcaloid, acid béo.
Tác dụng dược lý: làm hạ đường huyết, kháng khuẩn, gây giãn mạch trên thực nghiệm.
Tính vị quy kinh: vị đắng, tính lạnh; quy kinh thận, phế.
Công dụng: tư âm, tả hỏa, giải độc, chỉ khát
Chủ trị: tân dịch tổn thương, nhọt độc, lở loét.
Liều dùng: 6-12 gam
Kiêng kỵ: tỳ vị hư hàn
Cà rốt .
Tên khoa học: Daucus carotae, thuộc họ hoa tán
Bộ phận dùng: củ
Thành phần hóa học: Có chứa các chất đạm, chất béo, một chất sterol, chất màu caroten, men pectase, oxydase, các enzym, một chất insulin thực vật, ngoài ra còn có các muốc calci, kali.
Tính vị quy kinh: vị ngọt, cay, tính hơi ấm, quy kinh tỳ vị.
Công dụng: điều hòa trang vị, giải độc.
Chủ trị: làm yên 5 tạng
Liều dùng: 12-20 gam/ ngày.