Tên khác: ốc chín lỗ, ốc khổng, cửu khẩu, cửu khổng, cửu khổng ngư bào (Trung Quốc)

Tên khoa học: Haliotis diversicolor Reeve Họ Bào ngư (Haliotidae)

MÔ TẢ

Loài ốc biển thuộc ngành nhuyễn thể có vỏ cứng như vỏ sò. Toàn khối hình bầu dục hoặc hình bán nguyệt, dẹt và khum, mặt ngoài nhám sần sùi có màu nâu hoặc nâu tím xen kẽ, viền mép có một hàng gồm 7 – 13 lỗ, thường là 9 (nên có tên là cửu khổng), các lỗ khác tiêu giảm chỉ còn lại vết, đó là những lỗ thở, mặt trong nhẵn bóng phủ một lớp gào ngư xà cừ màu trắng óng ánh.

Thân bào ngư bám vào mặt trong vỏ bằng các cơ chắc. Chân là một khối thịt mềm dính liền với thân, nằm quanh mép vỏ, có thể co giãn rộng lúc di chuyển hoặc co rút vào trong vỏ khi gặp nguy hiểm.

Còn nhiều loài khác cũng được dùng với công dụng

tương tự như bào ngư hình vành tai (Haliotis asinina L.), bào ngư hình bầu dục (Haliotis ovina Gmelin).

PHÂN BỐ, NƠI SỐNG

Bào ngư phân bố tự nhiên ở những vùng biển ấm, nơi có nhiều đá ngầm và tảo mọc, với độ mặn cao, nước trong và độ sâu có khi đến hơn lOm. Do cơ thể dẹt nên bào ngư dễ lách vào khe đá và khối chân mềm co giãn bám chặt tránh được sóng biển.

Thức ăn của bào ngư là rong, tảo. Mùa sinh sản vào tháng 1 – 2.

Ở Việt Nam, bào ngư có nhiều ở các đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ Cát Bà (Hải Phòng) và một số đảo khác thuộc Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa…

Để chủ động việc thu bắt và sử dụng cũng như bảo vệ, hiện nay, người ta đã nuôi bào ngư nửa tự nhiên ở những vùng có điều kiện thích hợp.

BỘ PHẬN DÙNG, THƯ HOẠCH, CHẾ BIÊN

Thịt bào ngư.

Vỏ bào ngư.

Người ta thường thu bắt bào ngư vào các tháng 8 – 10. Đem về, rửa sạch đất cát và rong rêu bám trên mặt vỏ bằng một bàn chải cứng, rồi rửa lại bằng nước muối loãng với tỷ lệ khoảng 5%. Dùng dao nạy vỏ, lấy thịt để riêng, bỏ ruột, phơi khô. Có thể luộc cả con, rồi gỡ thịt, lấy vỏ, nhưng làm theo cách này thì dược liệu kém phẩm chất và không còn óng ánh như khi còn tươi.

Khi dùng, thịt bào ngư để tươi hoặc phơi khô. Còn vỏ bào ngư để sống hoặc nung lên rồi tán bột. Có thể tẩm muổì bằng cách đặt vỏ bào ngư trên lò, đốt cho hơi đỏ hồng (không để dính khói), lấy ra, phun nước muối với tỷ lệ 0,28 kg muối cho 1 kg vỏ. Để nguội rồi phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn.

Vỏ bào ngư đã chê biến có chất cứng chắc, phiến to, dày, nguyên vẹn không vỡ hoặc sứt mẻ, bên ngoài màu nâu xám, sạch, bên trong sáng bóng như hạt trai là loại tốt.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Thịt bào ngư rất giàu chất dinh dưỡng với hàm lượng protid là 24,58% và 0,44% lipid. Ngoài ra, còn có nhiều các vitamin.

Vỏ bào ngư chứa nhiều chất vô cơ, chủ yếu là calci carbonat.

CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG

Bào ngư là một thức ăn ngon trong ngành thực phẩm và vị thuốc quý trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian.

Thịt bào ngư được coi là một trong 8 món ăn “cao lương mỹ vị” (bát trân) nổi tiếng của phương Đông, cùng với yến sào, vây cá mập, óc khỉ, bàn tay gấu… Thịt bào ngư phơi khô là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, kể cả giá thương phẩm trên thị trường thế giới.

Theo kinh nghiệm dân gian, thịt bào ngư nấu với gạo nếp đến chín nhừ cho phụ nữ sau sinh ăn để sóm phục hồi sức khỏe và có nhiều sữa cho con bú. Người dân sống ở đảo thường truyền tụng rằng ăn bào ngư đều đặn mỗi tháng một lần sẽ mạnh khỏe, sống lâu. Thịt bào ngư phơi khô (20 – 25g) nấu chín với củ cải trắng là món ăn – vị thuốc có thể chữa bệnh đái tháo đường.

Vỏ bào ngư, tên thuốc trong y học cổ truyền là thạch quyết minh (tài liệu Trung Quốc gọi là quang để thạch quyết minh) có vị mặn, tính bình, không độc, có tác dụng bổ gan thận, thanh nhiệt, làm sáng mắt chủ trị chứng hoa mắt, thong manh, mắt mờ có màng mộng, thị lực kém. Ngoài ra, vỏ còn chữa đái rắt, đái buốt, đau dạ dày, di tinh, các chứng chảy máu. Liều dùng hàng ngày: 4 – 8g dưới dạng thuốc bột hoặc 15 – 30g dạng thuốc sắc uống.

BÀI THUỐC

Chữa đau mắt đỏ, mắt kéo màng, đau nhói nhất là về tối: Thạch quyết minh (nung thành vôi), mộc tặc (sao khô giòn). Lượng hai thứ bằng nhau, tán nhỏ, rây bột mịn. Mỗi lần uống 12g với nước có pha 3 lát gừng và 1 quả táo giã nhuyễn. Ngày làm hai lần (Nam dược thần hiệu).

Chữa thong manh: Thạch quyết minh nung thành vôi (4g), thương truật sấy khô tán bột (12g). Hai thứ cho vào gan lợn, hầm khô cho chín, ăn trong ngày.

Chữa mắt mờ, có mộng thịt: Thạch quyết minh (10g), thương truật (8g), cúc hoa trắng (8g), cốc tinh thảo (8g), kinh giới (8g), câu kỷ tử (8g), xác rắn lột (4g), tang diệp (8g), cam thảo (4g). Tất cả làm khô, tán bột, rây mịn. Mỗi lần uống 20 – 30g sau bữa ăn. Ngày hai lần.

Chữa đục thủy tinh thể: Thạch quyết minh (30g), huyền hồ phấn (10g), thuyền thoái (15g), xác rắn lột (15g), đại hoàng (5g). sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng