Phát sinh ra ho chủ yếu là do phế, nhưng các bệnh khác cũng có thể ảnh hưởng đến phế mà sinh ho. Các thiên “Phế ung”, “Phế nuy” và “Đàm ẩm” trong sách “Kim quỹ” cũng đều bàn đến chứng ho. Phần này chỉ thảo luận tới chứng ho thuộc ngoại nhân do khí lục dâm: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, hoả, và nội nhân do khí, hỏa đàm thấp mà gây nên, còn chứng ho xuất hiện trong các loại bệnh khác thì xem ở các thiên khác.
NGUYÊN NHÂN BỆNH HO
Nguyên nhân của bệnh này có thể chia làm 2 loại:
- Ngoại cảm
- Nội thương
Về ngoại cảm
Lục dâm thì chủ yếu là phong hàn. Thiên “Khái luận” sách “Tố vấn” nói: Lông da hợp với phế , nên khi tà khí xâm phạm đến lông da thì sẽ ảnh hưởng tới phế. Ăn uống đồ lạnh vào dạ dày, hơi lạnh đổ đi theo kinh mạch lên phổi làm cho phế lạnh, phế lạnh thì ảnh hưởng ra ngoài, tà khí nhân đó xâm phạm vào thành chứng “phế khái”. Còn như các thứ tà: thử, thấp, táo, hoả, thường thường có ghé cả phong hàn cho nên Trần Tu Viên nói: “Dù là nhiệt hay táo hay thấp, nhưng tự nó không lưu hành được, cũng đều phải nhờ phong hàn hướng dẫn”.
Do nội thương
Thì ngoài những chứng ho do đờm, ẩm, khí quyển, phế ung phế nuy ra, còn thường thấy có chứng ho vì tỳ hư làm cho thấp đàm chứa chất ở bên trong và vì tình chí uất kết, hỏa khí bốc lên.
Nói tóm lại: ho ngoại cảm hoặc ho nội thương cũng đều có quan hệ đến phế.
Phế là một tạng non nốt, giữ chức năng hô hấp, bên ngoài hợp với lông, da, bên trong làm cái ô của ngũ tạng, cho nên khi ngoại tà cảm vào lông da hoặc khí hỏa thấp đàm xâm phạm vào phế thì phế bị mất chức năng thanh giáng đều có thể sinh ra ho.
BIỆN CHỨNG
Ngoại cảm
- Ho vì phong hàn
Ho ra đờm loãng, thường kiêm chứng nhức đầu sổ mũi, ngứa cổ, nặng tiếng, hoặc phát sốt ớn lạnh rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù. Nếu kiêm có chứng đầu trướng, nặng mình, rêu lưỡi trắng nhợt là chứng phong hàn có ghé thấp.
- Ho vì phong nhiệt
Ho sát dòm, miệng khô, họng đau hoặc người nóng, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù sác, như ở thời gian mùa hè mùa thu mà kiêm có chứng tâm phiền, khát nước tiểu tiện đỏ, là chứng ghé có thử nhiệt.
- Ho vì khí táo: Ho khan, mũi khô se, môi khô họng ráo, đầu lưỡi đỏ, mạch thường phù sác, ngoài ra cũng thường thấy có chứng ho do hàn bít ở ngoài làm cho hỏa uất lại, phế hỏa thịnh ở trong mà phong hàn bít lại ở ngoài, chứng này có ớn lạnh, ngạt mũi, ho sát đàm, miệng khô, họng ráo, nặng lắm thì khản tiếng và khó thở
Nội thương
- Ho vì hỏa bốc
Hdi đưa xông lên, trong họng thường có đàm, cổ khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch thường huyền sác.
- Ho vì thấp đờm
Đồm nhiều dễ ra, tức ngực, kém ăn rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt.
CÁCH CHỮA HO TRONG ĐÔNG Y
Chữa bệnh ho cần phân ra bệnh mới hay lâu, thuộc hư hay thuộc thực. Ho ngoại cảm phần nhiều là bệnh mới, thuộc thực.
- Nếu vì phong hàn thì sơ tán phong hàn, nên tuỳ chứng mà dùng các bài như Kim khí thảo tán, Hạnh tô tán, Chỉ thấp tán.
- Nếu ho có ghé thấp thì dùng thêm thuốc táo thấp trừ đờm.
- Nếu vì phong nhiệt thì sơ phong thanh nhiệt, dùng Tang cúc ẩm hoặc Tang hạnh thang.
- Nếu ho có ghé thử thì dùng chung với bài Kê tô tán.
- Nêu vì táo khí thì thanh phế nhuận táo dùng bài Thanh táo cứu phế thang.
- Còn chứng ho vì hàn vít hỏa lại thì vừa giải biểu vừa thanh lý, dùng bài Ma hạnh thạch cam thang
- Gia giảm. Ho nội thương phần nhiều là ho đã lâu thuộc hư. Nói theo ho vì hỏa bốc và ho vì thấp đờm thì phần nhiều thể chất hư mà chứng thực, trong lâm sàng thường thấy 2 mặt: như ho vì hỏa bốc thì thanh phế giáng hoả, dùng bài Tả bạch tán, Đại cáp tán.
- Ho vì thấp đờm nên táo thấp hóa đờm dùng bài Nhị trần thang gia giảm.
Tóm tắt: Bệnh ho chủ yếu là do phổi có khi cũng quan hệ với các tạng khác.
Bởi vì phổi bên ngoài là hợp với lông da, bên trong là bao trùm trên các tạng khác, cho nên dù ngoại cảm hay nội thương đều có thể ảnh hưởng đến phổi mà sinh ho.
Cách chữa ho ngoại Cảm chủ yếu là phải khu trừ tà khí, thường chia ra làm mấy cách: sơ tán phong hàn, sơ phong thanh nhiệt và thanh phế nhuận táo, còn chứng ho nội thương thì nên chia ra hỏa bốc và thấp đờm, dùng cách thanh phế giáng hỏa hoặc táo thấp hóa đờm.
Phần này chỉ thảo luận về chứng ho ngoại cảm bởi khí lục dâm và chứng ho nội thương do hỏa bốc thấp đờm còn ho lâu không khỏi biến thành chứng hư lao thì sẽ nói ở phần khác.
Xem thêm:
PHỤ PHƯƠNG
- Kim khí thảo tán: Kim khí thảo, tiền hồ, kinh giới, tế tân, bán hạ phục linh, cam thảo, sinh khương, đại táo (bài Kim khí thảo tán trong cổ phương không có hai vị Tế tân và Xích linh, có ma hoàng và xích thược).
- Hạnh Tô tán: hạnh nhân, tô diệp, tiền hồ, bán hạ, trần bì, phục linh, cam thảo, cát cánh, chỉ xác, sinh khương, đại táo.
- Chỉ thập tán: cát cánh, kinh giới, tử uyển, bách bộ bạch tiền, cam thảo, trần bì.
- Tang cúc ẩm: (xem trang ngoại cảm)
- Tang hạnh thang: Tang diệp, hạnh nhân, tượng bối, sa sâm, chi tử, sinh khương bì, hương sị.
- Kê tô tán: bạc hà, khương hoạt, hoạt thạch, cam thảo.
- Thanh táo cứu phế thang: tang diệp, thạch cao, hạnh nhân, cam thảo, tì bà diệp, hắc chi ma, mạch đông, nhân sâm, a giao.
- Ma hạnh cam thảo thang: hạnh nhân, thạch cao, cam thảo, ma hoàng.
- Tả bạch tán: tang bạch bì, địa cốt bì, cam thảo, ngạnh mễ (gạo tẻ).
- Đại cáp tán: thanh đại, cáp xác.
- Nhị trần thang: trần bì, bán hạ, phục linh cam thảo.
Xem thêm: