Đau bụng mạn tính là một trong các triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ em và trẻ lớn từ 1-19%, trong đó chủ yếu là đau bụng chức năng (ĐBCN), chỉ có 8% liên quan đến thực thể. Bệnh đặc trưng bởi sự mạn tính, tái diễn hoặc đau bụng liên tục không có vị trí rõ ràng.

Nhiều cơ chế bệnh sinh như nhiễm trùng, viêm, chuyển hóa hoặc bất thường giải phẫu dẫn đến đau bụng mạn tính hoặc ĐBCN. Tuy nhiên, trong nhi khoa phần lớn đau bụng là chức năng, không đi kèm các chứng cớ của rối loạn thực thể nào và liên quan đến cơ chế bệnh sinh như tăng nhạy cảm nội tạng và dẫn truyền thông tin não – ruột.

CHẨN ĐOÁN

Tiền sử và khám lâm sàng

Tâm lý căng thẳng, lo lắng và trầm cảm của gia đình và xung quanh làm gia tăng ĐBCN. ĐBCN được chẩn đoán khi không có các dấu hiệu báo động và khám lâm sàng bình thường. 50% trẻ táo bón chức năng có ĐBCN

Bảng 5.4 Các dấu hiệu báo động

Bệnh sử:Khám thực thể:
– Giảm trọng lượng hoặc chậm phát triển– Đau khu trú tại 1/4 trên hoặc dưới bên
thể chất.phải ổ bụng.
– Chậm dậy thì– Đau toàn bộ bụng hoặc có khối
– Nôn, ỉa lỏng– Gan to, lách to
– Xuất huyết tiêu hóa– Gai cột sống hoặc góc sườn cột sống
– Sốt chưa rõ nguyên nhân– Loét miệng, nứt hoặc rò quanh hậu
– Phát ban, viêm khớp hoặc tiền sử viêm ruột trong gia đình.môn.

Xét nghiệm

Chỉ tiến hành xét nghiệm khi có dấu hiệu báo động và chỉ định theo định hướng nguyên nhân gây đau bụng. Siêu âm <1% có bất thường, do đó được khuyến cáo rộng rãi. Nội soi, sinh thiết và đo pH thực quản thực hiện ở trẻ, đau bụng tái diễn, tần suất phát hiện bất thường từ 25-56%.

 Phân loại các đau bụng chức năng theo tiêu chuẩn Rome III

Chứng khó tiêu chức năng:

  • Đau bụng kéo dài hoặc tái diễn hoặc khó chịu tại vùng giữa trên rốn.
  • Không giảm đi sau đại tiện hoặc phối hợp với sự thay đổi tính chất, tần suất và hình dạng phân.
  • ít nhất 1 lần 1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng.

Hội chứng kích thích ruột:

Khó chịu ở bụng (không mô tả là đau) hoặc đau kết hợp với ít nhất 2 trong số các biểu hiện sau và ít nhất 25% thời gian.

  • Cải thiện sau đại tiện.
  • Khởi phát kết hợp với sự thay đổi tần suất phân.
  • Khởi phát kết hợp VỚI sự thay đổi hình dạng phân,
  • It nhất 1 lần 1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng.

Các triệu chứng hỗ trợ chẩn đoán: tần suất phân bất thường (> 4 lần /ngày hoặc < 2lần/tuần), bất thường về hình thái phân (phân nhiều cục /rắn hoặc lỏng /nước), bất thường về quá trình tống phân (phải rặn nhiều, đi ỉa khẩn cấp, hoặc cảm giác đi ỉa không hết phân), đại tiện ra nhày và cảm giác căng chướng bụng.

Đau bụng migraine:

  • Các cơn dữ dội bất thường, đau bụng rốn cấp kéo dài 1 giờ.
  • Các giai đoạn yên lặng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.

Đau bụng làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường

  • Đau bụng phối hợp với > 2 biểu hiện sau: chán ăn, buồn nôn, nôn, đau đầu, sợ ánh sáng, mặt tái nhợt.
  • Tất cả các tiêu chuẩn trên cần phải đủ và trên 2 lần trong 12 tháng.

Đau bụng chức năng ở trẻ em:

  • Đau bụng từng cơn hoặc liên tục.
  • Không đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng ống tiêu hóa khác.
  • Diễn biến ít nhất 1 lần /tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng trước chẩn đoán.

Hội chứng đau bụng chức năng ở trẻ em:

  • Phải đủ tiêu chuẩn đau bụng chức năng ít nhất là 25% thời gian và kèm theo từ 1 biểu hiện sau đây trở lên:

+ Khiếm khuyết một vài chức năng sinh hoạt hàng ngày.

+ Các hội chứng kèm theo: đau đầu, đau chi hoặc khó ngủ.

  • Các tiêu chuẩn này diễn ra ít nhất 1 lần 1 tuần và kéo dài ít nhất 2 tháng.

Lưu ý: Tất cả các phân nhóm trên: không tìm thấy dấu hiệu của viêm, bất thường giải phẫu hoặc tiến triển ác tính có thể giải thích được các biểu hiện.

ĐIỀU TRỊ

Mục tiêu

  • Khẳng định với cha mẹ rằng, ĐBCN không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong tương lai.
  • Giải thích cơ thể bệnh sinh như tăng nhạy cảm nội tạng và dẫn truyền thông tin não – ruột. Động viên cha mẹ và trẻ cùng chia sẻ về kiến thức, nhưng không phân tích sâu dẫn đến khó hiểu.
  • Mục tiêu đầu tiên của điều trị không phải là loại trừ hoàn toàn đau bụng, mà cần cho trẻ bắt đầu lại các phong cách sống bình thường như đi học đều, tham gia tất cả các hoạt động tại trường học theo khả năng của trẻ.

Điều chỉnh các yếu tố gây sang chấn tinh thần cho trẻ

  • Các sang chấn tâm lý trong cuộc sống có thể làm tăng đau bụng như gia đình có người mất hoặc bố mẹ bỏ nhau, vấn đề không tốt ở trường học, sự thay đổi các mối quan hệ, tình trạng hôn nhân và tài chính trong gia đình không thuận lợi. Đây là vấn đề lớn của trẻ tuổi học đường, đặc biệt từ 5-10 tuổi. Tâm lý lo lắng của gia đình cũng quan trọng như tâm thần của bản thân trẻ, thể hiện ra ngoài bởi các phong cách khác nhau.
  • Thái độ của gia đình hợp lý khi trẻ đau, nên thể hiện vừa đủ để hỗ trợ và hiểu biết, lưu ý cho trẻ tham gia các bài tập thể dục và đi học đều.
  • Chú ý các yếu tố âm tính khi trẻ đau nếu trẻ cảm giác không được qúy trọng, không được quan tâm sẽ làm gia tăng hành vi đau.

Can thiệp chế độ ăn

  • Bổ sung chất xơ.
  • Loại trừ lactose, tuy nhiên hiệu quả không rõ ràng.
  • Loại trừ thức ăn bị dị ứng hoặc liệu pháp uống muối Cromolyn có thể thay thế việc loại trừ chế độ ăn.
  • Bổ sung vi khuẩn có lợi thuộc nhóm Bifidobacterium infantis.

Điều trị thuốc

Mục tiêu của điều trị bằng thuốc là giảm nhẹ triệu chứng hơn là nhằm vào sự bất thường của cơ chế bệnh sinh.

  • Thuốc ức chế thụ thể H2: có hiệu quả trong đau bụng và khó tiêu chức năng.
  • Các nhóm khác như chất kích thích giải phóng serotonin và thuốc trầm cảm 3 vòng: hiệu quả không ổn định và tác dụng phụ nguy hiểm nên không khuyến cáo sử dụng.
  • Cảm giác đau bụng có thể được tạo nên bởi hiện tượng sinh lý bao gồm đau dạ dày sau ăn hoặc giãn quai ruột hoặc co thắt ruột hoặc ruột nhiều hơi hoặc trào ngược dạ dày thực quản, cần điều trị bằng các thuốc chống co thắt, chống trào ngược.

Điều trị tâm thần

Nếu các điều trị ban đầu đã được áp dụng nhưng các triệu chứng kéo dài hoặc tái diễn, bậc tiếp cận tiếp theo là thử nghiệm một trong các phương pháp điều trị tâm bệnh.

  • Điều trị tâm thần đặc biệt ưu tiên cho các trẻ đau bụng tái diễn liên quan đến lo âu và các triệu chứng trầm cảm nhằm thay đổi nhận thức và hành vi.
  • Thôi miên trực tiếp vào ruột giúp cho bệnh nhân có các định hướng kiểm soát và bình thường hóa chức năng của ruột, thêm vào đó các can thiệp nhận thức cá nhân để củng cố thêm.

Điều trị bổ sung

Điều trị hỗ trợ như tinh dầu bạc hà, gừng, xoa bóp, châm cứu và bấm huyệt ở bệnh nhân đau bụng mạn tính nhưng hiệu quả không ổn định.

TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

Đau bụng chức năng có tỷ lệ thuyên giảm tự nhiên rất cao từ 30-70%. Tuy nhiên, 25-66% trẻ đau bụng tiếp diễn hoặc xuất hiện thêm triệu chứng khác như đau đầu mạn tính, đau lưng, đau cđ, lo âu, và rối loạn giấc ngủ suốt thời gian vị thành niên đến khi trưởng thành. 29% trẻ đau bụng chức năng xuất hiện hội chứng ruột kích thích 29% ở tuổi trưởng thành.

0/50 ratings
Bình luận đóng