Đờm ẩm là một loại bệnh mà nguyên nhân gây bệnh là thủy đọng lưu lại ở một vị trí trong cơ thể không vận hóa theo quy luật bình thường. Nội kinh gọi là tích ẩm. Kim quỹ gọi là đờm ẩm.
Đờm ẩm thuộc 1 loại song có tác dụng khác nhau, và đều do tân dịch thủy cốc chuyển thành. Khi tinh khí lưu hành trong cơ thể, nếu gặp phải dương khí thì có thể bị chưng cô lại thành đồm. Đờm thì dính, đặc và đục thuộc dương. Khi tinh khí lưu hành trong cơ thể, nếu gặp phải âm khí thì có thể ngưng tụ lại thành ẩm. ẩm thì lỏng, loãng và trong thuộc ầm. “Nguyên nhân của ẩm là thấp. Nguyên nhân của đờm là hỏa”.
Lãn ông nhắc lời cảnh Nhạc “Đờm vốn không sinh ra bệnh, mà bệnh sinh ra đờm” và cũng ghi:” Trăm bệnh đều do đờm sinh ra, cho nên chữa bệnh thì quá bán là chữa đờm” Y trung quan kiện)
“Phàm bệnh (đờm ẩm) mà phạm đến tỳ thì bỗng nhiên bổ ngã (đờm quyết), hoặc đưa lên phế thì ho, thỏ rộn lên; hoặc mê vào tâm thì giật mình hoảng hốt; hoặc chạy vào can thì chóng mặt mất cảm giác, gân xương sưng lên; hoặc phạm đến thận thì khạc ra nhiều đờm; hoặc qua vị thì rét, nóng và mửa ra đờm; hoặc vào trong ruột thì có tiếng róc rách hoặc kết hạch ỗ cổ, hoặc sưng nề ỗ chân tay mà biến hóa ra nhiều bệnh” (Nam dược thần hiệu – đờm ẩm).
Đờm ẩm có liên quan đến 3 tạng: Phế, Tỳ, Thận.
- Sự chuyển hóa bình thường của nước trong cơ thể được đảm bảo bỏi sự hoạt động hóa thủy hợp của 3 tạng Tỳ, Phế, Thận. Tỳ chuyển hóa thủy thành tân dịch, vận chuyển lên Phế. Phế tiếp thu thủy dịch, chuyển xuống Thận. Thận chưng hóa khai hợp tân dịch chuyển phần thanh lên Phế, và trọc ra ngoài thành nước tiểu. Trong 3 tạng đó, Tỳ Thận dương giữ vai trò quan trọng.
“Tỳ là gốc sinh đờm, Phế là nơi chứa đựng đờm, Tỳ vị không vận hóa tốt mà sinh đờm” (Di sinh). “Thận thủy suy không sinh ra huyết, mà thuỷ tràn lên thành đờm, và trong đờm này có nhiều bọt dãi. (Sách tương giải). Có thể giải thích như sau:
Chứng thuộc phế phần lớn do cảm phải tà khí của lục dâm (thấp hàn), và phế sinh đờm. Nếu tà dâm thắng thì gây bệnh, ẩm tích lại làm tâm thông. (Thấp dâm sở thắng, dẫn bệnh ẩm tích tâm thống) (Tố vấn, chí chân yếu đại luận).
Chứng thuộc tỳ, hoặc do ăn uống lạnh làm thấp úng ở trung tiêu, hoặc tỳ hư không vận hóa được thủy cốc, tân dịch tụ lại thành đờm trọc. Kim quỹ yếu lược ghi: “uống nhiều nước lạnh, tất ngực đầy khó thỏ cấp, (ẩm thủy đa, tất bạo suyễn mãn), ăn ít uống nhiều, thủy lưu ở tâm hạ” (thực tiểu ẩm đa, thủy đình tâm hạ).
Chứng thuộc thận, thận hư gây hư hỏa, hư hỏa chưng tân dịch thành đờm. Hoặc thận dương hư, thủy dịch thiếu dương khí không thể vận hóa tốt, đình tích lại thành ẩm.
- Trong khí có bệnh, 3 tạng này ảnh hưởng lẫn nhau. Như nếu hàn thấp phạm phế, sẽ ảnh hưởng đến tỳ (thấp khôn tỳ), rồi làm thương tổn thận. Ăn uống làm tổn thương tỳ vị, rồi cũng sẽ ảnh hưởng đến phế thận. Nếu dương hư không chuyển hóa được thì thủy ẩm tự sinh ra, tuy bệnh chủ ở tỳ thận, song cũng làm tổn thương phế.
Nếu dương thịnh âm hư, thì thủy thấp ngưng lại thành đờm, thường thuộc nhiệt. Nếu âm thịnh dương hư thì thủy khí dềnh lên thành ẩm, thường thuộc hàn.
Âm tụ ở vị, thuộc hàn, lưu ở lại làm thủy dịch không hành được, không hành được thì dềnh lên, hoặc nằm ở tâm hạ, hoặc nằm ở giữa các ruột (trường gian).
Đờm sinh ở tỳ, thấp thắng thì các chất tinh vi không được vận chuyển, ngưng kết lại, hoặc úng ở phế, hoặc chảy trong kinh mạch (Loại chứng trị tài).
Về điều trị “Chữa đờm phải điều hòa khí trước” (sách giản dị) vì “khí thuận thì đờm tự tiêu” (Hải thượng Lãn ông. Y trung quan kiện).
Trong chữa bệnh nhất thiết không nên vét sạch cả đờm đi” (Hải thượng Lãn ông).
“Chữa đờm không có phép bổ” (Phương thư) vi “300 vị thuốc của Thần nông bản thảo không có vị nào trợ lực cho đờm nghĩa là không có thuốc bổ đờm. Phàm gặp chứng đờm chỉ nên trừ đờm trục đờm mà thôi” Đó là câu nói chí lý… “Chữa đờm cũng không có phép công mà chỉ là vỗ-về khéo léo mà thôi, vì đờm vốn sẵn có từ lúc sơ sinh, và cũng là một vật để nuôi sống nữa (Chữa đờm không có phép bố cũng không có phép công Hải thượng y ông tâm lĩnh).
Vì đờm ẩm do nhiều nguyên nhân sinh ra, “Phép chữa phải theo từ nguồn gốc” .(Nam dược thần hiệu – Đàm ẩm).
Nếu hư mà đờm nhiều thì do tỳ hư không vận hóa được phải bổ trung ích khí, Tỳ mạnh đờm tự tiêu, do thận hư thủy (tính) không sinh ra huyết mà tràn lên thành đờm thì có cách bổ hỏa trong thủy thì đờm sẽ tiêu.
Đó là cách nuôi dưỡng chính khí để tà khí tự mất đi. Đó cũng là lấy phép bổ làm phép tiêu.
Phân loại đờm:
Nội kinh chia ra làm 6 loại khác nhau: Thấp đờm, Nhiệt đờm, Phong đờm, Lão đờm, Hàn đờm, Thực tích đờm (Nam dược thần hiệu Đờm ẩm). Sách đời sau chia làm 5 loại: Thấp đờm (thuộc Tỳ), Lão đờm (thuộc Phế), Phong đờm (thuộc Can), Nhiệt đờm (thuộc Tâm), Hàn đờm (thuộc thận). Tài liệu này dùng cách chia thứ hai.
1. Thấp đờm: thuộc Tỳ.
Triệu chứng:
Đờm trơn dễ nhổ ra mạch hoãn, mắt vàng, thân thể nặng nề, thích nằm bụng trướng.
Phép điều trị: Trừ thấp hóa đờm.
Phương thuốc: Nhị trần thang (Cục phương) gia: Chỉ thực, Bạch truật.
Bán hạ 5 lạng Trần bì 5 lạng
Bạch linh 3 lạng Cam thảo 1,5 lạng
Chỉ thực 1,5 lạng Bạch truật 3 lạng
Ý nghĩa: Bán hạ để táo thấp, giáng nghịch chỉ ẩu, Trần bì để lý khí táo thấp, Cam thảo điều hòa các vị thuốc, Chỉ thực để hành khí tiêu đờm, Bạch linh, Bạch truật để kiện tỳ táo thấp.
- Nếu có biểu hiện Tỳ hư, ăn uống kém, không muốn ăn, mệt mỏi, mạch hư.
Phép điều trị: Kiện tỳ hóa đờm.
Phương thuốc: Lục quân tử thang (Phụ nhân lương phương).
Nhân sâm 1 đồng cân Bạch truật 1 đồng cân
Phục linh 1 đồng cân Cam thảo 1 đồng cân
Trần bì 1 đồng cân Bán hạ 1 đồng cân
Ý nghĩa: Sâm, Linh, Truật, Thảo để kiện tỳ vị, Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Cam thảo để trừ hóa thấp đờm.
2. Táo đờm: thuộc Phế (khí đờm).
Triệu chứng: Đờm trắng như hạt gạo, sát đờm khó khạc, mạch sác, mặt trắng, khí thượng, suyễn gấp, lúc nóng lúc lạnh, buồn bã u sầu.
Phép điều trị: Nhuận táo hóa đờm.
Phương thuốc:Nhị trần thang thêm Qua lâu, Hạnh nhân, Mạch môn để nhuận phế hóa đờm chỉ ho.
Phương thuốc: Lợi kim phương (Trương thị y thông) gia giảm:
Cát cánh 3 đồng cân Bối mẫu 3 đồng cân
Trần bì 3 đồng cân Chỉ xác 3 đồng cân
Phục linh 2 đồng cân Cam thảo 5phân
Sinh khương 3 lát
Thêm Qua lâu bỏ Chỉ xác, Sinh khương.
Ý nghĩa: Qua lâu, Bối mẫu để nhuận phế hóa đờm, Phục linh, Trần bì để kiện tỳ lý khí hóa đờm, Cát cánh, Cam thảo để lợi hầu họng để dễ khạc đờm.
3. Phong Đờm: thuộc Can.
Triệu chứng: Đờm trong và nhiều bọt, mạch huyền, mặt xanh, ngưc sườn đầy tức, đái ít, ỉa khô, có lúc cáu gắt.
Phép điều trị: Khu phong hóa đờm.
Phương thuốc:Thập vị đạo đờm thang (Trương thị y thông)
Bán hạ 2 đồng cân Trần bì 1 đồng cân
Phục linh 1 đồng cân Cam thảo 0,5 đồng cân
Sinh khương 10 lát Nam tinh 1 đồng cân
Chỉ thực 1 đồng cân Khương hoạt 1 đồng cân
Thiên ma 1 đồng cân Toàn yết 1 đồng cân
Ý nghĩa: Phương này gồm có. Nhị trần thang (để trừ thấp hóa đờm lý khí hòa trung) thêm Nam tinh, Chỉ thực, thành bài đạo đờm thang để táo thấp trừ đờm, hành khí khai uất, lại thêm Thiên ma, Khương hoạt, Toàn yết để trừ phong. Tác dụng tổng hợp của cả 10 vị là trừ phong hóa đờm.
4. Nhiệt Đờm: thuộc Tâm
Triệu chứng: Đờm chắc thành cục, hoặc kết như keo. Mạch hồng, mặt đỏ, phiền nhiệt tâm thống, mồm khô, môi khô, có lúc thích cười.
Phép điều trị: Thanh nhiệt trừ đờm.
Phương thuốc: Nhi trần thang thêm Thạch cao, Thanh đại để thanh nhiệt, sinh tân.
Phương thuốc: Lương cách tán (Cục phương).
Đại hoàng 2 lạng Mang tiêu 2 lạng
Cam thảo 2 lạng Liên kiều 4 lạng
Chỉ tử sao đen 1 lạng Hoàng cầm sao 1 lạng
Bạc hà 1 lạng.
Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 3 đồng cân sắc với Trúc diệp. Gia Phục linh, Bán hạ.
Ý nghĩa: Liên kiều để thanh nhiệt giải độc. Hoàng cầm để thanh nhiệt ở ngực ở tâm. Chi tử để tả hỏa ở tam tiêu và thông tam tiêu, dẫn hỏa đi xuống, Bạc hà, Trúc diệp để sơ biểu thanh lý, Mang tiêu, Đại hoàng để tiết nhiệt tà ở ngực hoành, đưa tà đi xuống. Thảo để điều hòa các vị thuốc. Bài này lấy Tả thay thanh”, dùng trong trường hợp ỉa khó, phân vón hòn do có nhiệt nặng. Phục linh, Bán hạ để kiện tỳ hóa đờm.
5. Hàn đờm: thuốc Thận.
Triệu chứng: Đờm thường loãng và có đốm đen, mặn. Mạch trầm, mặt đen, tiểu tiện gấp, đau, bàn chân lạnh nhiều, trong lòng thường lo sợ.
Phép điều trị: Ôn hóa hàn đờm.
Phương thuốc: Quế Linh hoàn (Y học đại từ điển):
Nhục quế 1 lạng Phục linh 2 lạng.
Tán mịn làm hoàn mật, mỗi hoàn 2 đồng cân. Mỗi lần uống 1 hoàn với nước ấm, hoặc uống với nước sắc Trạch tả, Xa tiền tử.
Phương thuốc: Bát vị hoàn thêm Xa tiền tử.
Ý nghĩa: Nhục quế, bát vị để bổ mệnh môn hỏa, chữa hàn ở trong. Phục linh, Trạch tả, Xa tiền để thảm thấp, lợi thủy.
Phân loại ẩm:
Kim quỹ yếu lược phân làm: Đờm ẩm (ở trường gian hoặc ở trường vị), Huyền ẩm (ở mạng sườn hiếp hạ), Chi ẩm (ở hung ngực phế), Đật ẩm (ở cơ phu tứ chi). Các bệnh viêm phế quản mạn tính, hen phế quản, tràn dịch màng phổi, chức năng trường vị bị rối loạn, hẹp tắc môn vị, tích nước do tắc ruột, bí đái nước tiểu ứ đọng, có thể có các biểu hiện của ẩm.
1. Đờm ẩm:
Sách trên ghi “Nước đi ở trường gian, kêu róc rách là đờm ẩm” (Thủy tẩu trường gian, sái sái hữu thanh vị chi đờm ẩm).
1.1. Thủy đình ở tâm hạ.
Triệu chứng: Tâm hạ cực lạnh ngực sườn đầy ách, mắt hoa. Đó là do dương khí ở trung tiêu bất túc làm cho ẩm đình ở lại tâm hạ.
Phép điều trị: Thông dương, ôn hóa đờm ẩm.
Phương thuốc: Linh quế truật cam thang (Thương hàn luận)
Phục linh 4 đồng cân Quế chi 3 đồng cân
Bạch truật 3 đồng cân Cam thảo 2 đồng cân
Sắc uống.
Ý nghĩa: Phục linh để kiện tỳ thảm thấp, lợi thủy. Quế chi để thông dương hóa khí ôn hóa thủy ẩm. Bạch truật để kiện tỳ hóa thấp. Cam thảo để bổ tỳ ích khí.Nếu có nôn, chóng mặt tim đập thì thêm Bán hạ, Sinh khương để hòa vị giáng nghịch.
Nếu dương hư nhiều thì thêm Can khương, Nhục quế để trợ dương (Tân ôn). Hoặc dùng Thận khí hoàn (Bát vị gia Ngưu tất, Xa tiền tử).
1.2. Ẩm lưu ở trường gian.
Triệu chứng: Bụng óc ách có nước, bụng trướng mồm khô, lưỡi khô. Vì thủy đình ở trường gian, làm dương khí không thăng, tân dịch không theo dương khí lên được.
Phép điều trị: Lợi thủy trục ẩm.
Phương thuốc: Kỷ tiêu lịch hoàng hoàn (Kim quỹ yếu lược).
Phòng kỷ 1 lạng Tiêu mục 1 lạng
Đình lịch tử sao 1 lạng Đại hoàng 1 lạng
Tán mịn làm hoàn to bằng hạt ngô đồng, mỗi lần uống 1-2 đồng cân. Ngày uống 2-3 lần lúc đói bằng nước ấm.
Ý nghĩa: Phòng kỷ để lợi thủy tiêu thũng. Tiêu mục để lợi thủy tiêu thũng. Đình lịch tử để tả phế hành thủy, đi ra bằng đường tiểu tiện. Đại hoàng để thông lợi đại tiện trục thủy bằng đường đại tiện.
1.3. Âm lưu ở vị:
Triệu chứng: Tuy đã thông đại tiện tiểu tiện, song ở tâm hạ vẫn còn đầy và cứng (Tuy lợi, tâm hạ tục kiến mãn). Đó là hiện tượng ẩm lưu lại ở vị.
Phép điều trị: Khử thủy ẩm.
Phương thuốc: Cam toại bán hạ thang. (Thiên kim phương)
Bán hạ 3 đồng cân Cam toại 0,3 đồng cân
Thược dược 5 đồng cân Cam thảo 3 đồng cân
Mật ong.
Ý nghĩa: Bán hạ, Cam toại để giáng nghịch trạc ẩm, Bạch thược, Cam thảo, Mật ong Toan cam để hoãn trung.
1.4. Âm lưu ở dưới rốn
Triệu chứng: Có đập ở dưới rốn, nhiều đờm dãi, chóng mặt, hoa mắt (Tề hạ hữu quý, thổ diên mạt, nhi đỉnh huyễn). Đó là do thủy đình ở dưới rốn làm khí của bàng quang không hóa được.
Phép điều tri: Hóa khí hành thủy.
Phương thuốc: Ngũ linh tán (Thương hàn luận)
Trạch tả 3 đồng cân Phục linh 3 đồng cân
Bạch truật 3 đồng cân Trư linh 4 đồng cân
Quế chi 2 đồng cân
Ý nghĩa: Trạch tả vào bàng quang để lợi thủy thảm thấp. Phục linh, Trư linh để tăng tác dụng của Trạch tả, Truật để kiện tỳ, vận hóa thủy thấp, Quế để trợ quá trình khí hóa của bàng quang. Có thể thêm Phụ tử, Nhục quế.
2. Huyền ẩm:
Là bệnh mà ẩm đình ở hiếp hạ. Sách trên ghi: “Sau khi uống, nước lưu lại ở hiếp hạ, ho nhổ đều gây đau gọi là huyền ẩm (ẩm hậu thủy lưu tại hiếp hạ, khái thoá dẫn thông, vị chi huyền ẩm).
Triệu chứng: Ngực sườn trướng đau, khí đoản, ho, gây đau tăng, khi thở hoặc quay người gây đau do co kéo, rêu lưỡi trắng, mạch huyền trầm. Đó là do đường thăng giáng của khí âm dương bị rối loạn vì ẩm đã chiếm mất đường này gây nên. Vì tắc ở ngực sườn, nên chứng chủ yếu là ngực sườn đau.
Phép điều trị: Công trục thủy ẩm.
Phương thuốc: Thập táo thang (Thương hàn luận)
Đại táo 10 quả, Cam toại Đại kích, Nguyên hoa (lượng bằng nhau).
Tán mịn Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa.Mỗi lần uống 2-3 phần, ngày uống 1 lần lúc sớm, bụng đói với nước sắc 10 quả táo. Cần chú ý liều cho vừa với từng người. Sau khi uống thuốc sẽ ỉa chảy liên tục. Tốt nhất nước tống ra ngoài êm dịu, nhiều, người bệnh chịu được không cảm thấy mệt.Uống nước cháo nguội có thể cầm ỉa.
Ý nghĩa: Cam toại để trục thủy thấp ở kinh. Đại kích để trục thủy thấp ở tạng phủ, Nguyên hoa để trục thủy thấp ở ngực sườn. Đại táo để ích khí kiện tỳ vừa để chế thủy, vừa để hòa hoãn cái độc của 3 vị trên, giảm bớt tác dụng phụ. Phương này chủ yếu dùng cho người chỉ có tà khí thực (Như tràn dịch màng phổi).
Phương thuốc: Đình lịch, Đại táo tả phế thang hợp Tam tử thang
.- Đình lịch Đại táo tả phế thang (Kim quỹ yếu lược)
Đình lịch đun khô (Ngao) đến màu vàng giã thành hoàn to như viên đạn.
Đại táo 12 quả.
Lấy 3 bát nước nấu Táo còn lại 2 bát, bỏ Táo ra cho Đình lịch vào nấu còn 1 bát rồi uống ngay.
– Tam tử thang:Bạch giới tử 6g, Tô tử 9g, La bặc tử 9g.Ý nghĩa: Đình lịch tử, Tô tử để tiêu đờm hạ khí bình suyễn, Bạch giới tử để ôn phế lý khí, tiêu đờm làm khoan khoái ngực, Lai phục tử để tiêu thực đạo trệ, hành khí trừ đờm. Đại táo để ích khí dưỡng vị.(Phương này chủ yếu dùng cho người có tà khí thực, chính khí hư. Có thể dùng trong bụng có nước do xơ gan tràn dịch màng phổi).
3. Chi ẩm.
Sách trên viết: “Ho, khí nghịch, khí đoản, không thể nằm được, người như bị phù gọi là Chi ẩm: (Khái nghịch kỳ tức, đoản khí bất đắc ngọa, kỳ hình như thũng, vị chi chi ẩm).
Triệu chứng: Suyễn, thở ngắn hơi, đờm loãng nhiều bọt, mặt nặng hoặc phù, sợ lạnh sốt không có mồ hôi, khát, ngực đầy, nặng thì không nằm được, mạch huyền khẩn. Đó là do nước đọng ở tâm hạ thừa lên phế, làm phế khí mất tuyên giáng nghịch lên.
Phép điều trị: ôn phế hóa ẩm, bình suyễn.
Phương thuốc: Đình lịch Đại táo tả phế thang để hành khí lợi thủy (xem huyền ẩm).
Phương thuốc: Tiểu thanh long thang (Kim quỹ yếu lược).
Ma hoàng 9g Quế chi 6g
Cam thảo 6g Tế tân 3g
Bạch thược 9g Can khương 3g
Bán hạ 9g Ngũ vị tử 3g.
Sắc Ma hoàng trước, bỏ bọt, cho các thuốc vào sắc với 3 bát nước, bỏ bã, cô thuốc còn 1 bát uông.
Ý nghĩa: Ma hoàng, Quế chi để phát hãn giải biểu, tuyên phế. Can khương, Tế tân để ôn phế hòa ẩm, giúp phát hãn. Ngũ vị tử để liễm khí. Bạch thược để dưỡng huyết. Bán hạ để khử đờm hòa vị. Cam thảo để ích khí hoà trung. Phương này để ôn tán thủy ẩm, trị viêm màng phổi.
Phương thuốc: Bột trị viêm màng phổi có nước (Thuốc nam châm cứu).
Tang bạch bì 1 kg Hạt tía tô 500g
Hạt rau đay 600g.
Tán mịn. Mỗi lần uống 4g, ngày uống 2 lần với cháo ý dĩ dùng trong 100g ngày.
Phương thuốc (Trích từ Thuốc nam châm cứu. Viêm màng phổi có tràn dịch).
Vỏ rễ dâu 12g Lá tre 20g
Hạt rau đay 12g Thạch cao 20g
Hắc sửu 12g Rễ cỏ tranh 12g
Thổ phục linh 12g Bông mã đề 12g
Ý nghĩa: Tang bì, Lá tre, Tía tô, Thạch cao để thanh phế nhuận phế, Tang bì hợp với Hắc sửu, Rễ cảo tranh, Mã đề, Thổ phục để tiêu đờm trị ho, lợi tiểu tiện.
3. Dật ẩm:
Là bệnh mà ẩm tà ở cơ biểu của tứ chi. Bệnh nặng hơn chi ẩm do phế mất chức năng tuyên giáng, thông điều thủy đao.
Triệu chứng: Nước uống vào chảy ra 4 chi, lại ngoại cảm phải hàn tà nên đáng ra mồ hôi lại không ra, sợ lạnh không khát suyễn ho, nhiều đờm, nôn khan, thân thể nặng nề, đau đớn, phù, rêu lưỡi trắng, nhuận, mạch phù.
3.1. Nếu bệnh đến cấp và có nhiệt (Phong thủy) có phù toàn thân, không khát, không sốt, mạch phù.
Phép điều trị: Phát hãn lợi thủy
Phương thuốc: Việt tỳ gia truật thang (Kim quỹ yếu lược)
Ma hoàng 9g Thạch cao 18g
Sinh khương 9g Đại táo 5 quả
Cam thảo 6g Bạch truật 9g.
Sắc uống lúc nóng.
Ý nghĩa: Ma hoàng, Thạch cao để tuyên phế, tiết nhiệt tà. Sinh khương để ôn tán tà, hòa vị trừ nôn. Bạch truật, Đại táo để kiện tỳ táo thấp. Cam thảo để điều hoà các vị thuốc.
3.2. Nếu có sốt phiền táo ố hàn người đau, không có mồ hôi (hàn nhiệt đều nặng) mạch phù khẩn. Đó là do ở bên ngoài có hàn thúc biểu, ở bên trong có uất nhiệt gầy nên.
Phép điều trị: Phát biểu thanh lý. (Phát hãn giải biểu, thanh nhiệt trừ phiền)
Phương thuốc: Đại thanh long thang: (Thương hàn luận)
Ma hoàng 12g Quế chi 4g
Hạnh nhân 6g Cam thảo 5g
Thạch cao 12g Đại táo 3 quả
Sinh khương 9g
Ma hoàng sắc trước, bỏ bọt, cho các thuốc khác cộng 3 bát nước, sắc lấy 1 bát, uống nóng cho hơi ra mồ hôi. Ra mồ hôi thì ngưng thuốc. Nếu liên tục ra mồ hôi thì dễ vong dương.
Ý nghĩa: Ma hoàng để ra mồ hôi. Quế chi để ôn kinh tán hàn thông dinh đạt vệ, Hạnh nhân để giáng phế khí, tán phong hàn (bình suyễn). Cam thảo để điều hòa sự thăng giáng, hòa hoãn tác dụng mạnh của Ma Quế, Thạch cao để thanh lý nhiệt trừ phiền. Sinh khương để giúp tán hàn phát hãn.
3.3. Nếu hàn tả nặng. Có sợ lạnh, sốt, ho suyễn, không mồ hôi, đờm nhiều loãng – hoặc đờm ẩm không nằm được, người đau, chân tay phù. Đó là do phong hàn ở biểu, thủy ẩm đình ở trong gây nên.
Phép điều trị: Ôm tán thủy ẩm.
Phương thuốc: Tiểu thanh long thang (xem ở chi ẩm).