Suy hô hấp do bệnh màng trong thường gặp ở trẻ dưới 32 tuần tuổi thai. Suy hô hấp ở trẻ đẻ non do thiếu hụt surfactant làm xẹp các phế nang và giảm độ đàn hồi của phổi.
LÂM SÀNG
Triệu chứng có thể xuất hiện vài phút hoặc vài giờ sau đẻ, nếu không điều trị tích cực Suy hô hấp sẽ tiến triển nặng dần trong vòng 48h.
Các dấu hiệu của Suy hô hấp:
- Thở nhanh
- Cánh mũi phập phồng
- Thở rên ở thì thở ra
- Rút lõm liên sườn, trên hõm ức và dưới xương sườn
- Tím
Khám lâm sàng: rì rào phế nang giảm, có thể có phù ngoại biên do giữ nước.
Mức độ suy hô hấp được đánh giá bằng chỉ số Silverman, dựa vào 5 tiêu chí lâm sàng sau:
Triệu chứng | 0 | 1 | 2 |
1. Di động ngực bụng | Cùng chiều | Ngực < bụng | Ngược chiều |
2. Co kéo liên sườn | – | + | ++ |
3. Lõm hõm ức | – | + | ++ |
4. Cánh mũi phập phồng | – | + | ++ |
5. Tiếng rên | – | Qua ống nghe | Nghe được bằng tai |
Tổng số điểm:
<3 đ : Không suy hô hấp
4-6đ : Suy hô hấp vừa
7-10đ : Suy hô hấp nặng
CẬN LÂM SÀNG
- Xquang phổi: Thể tích phổi giảm, lưới hạt lan tỏa và hình ảnh ứ khí cây phế quản
- Khí máu: Giảm PaO2. Trong giai đoạn đầu: PCO2 có thể bình thường hoặc tăng nhẹ
CHẨN ĐOÁN
- Chẩn đoán xác định
- Trẻ đẻ non
- Suy hô hấp ngay sau đẻ
- Các dấu hiệu đặc trưng trên xquang phổi
- Chẩn đoán phân biệt
- Khó thở nhanh thoáng
- Viêm phổi bẩm
- Các tình trạng Suy hô hấp không do phổi: hạ nhiệt độ, hạ đường huyết, thiếu máu, đa hồng cầu, toan chuyển hóa
- Biến chứng
- Tràn khí màng phổi
- Chảy máu phổi
- Còn ống động mạch
- Xuất huyết não
- Viêm ruột hoại tử
- Bệnh võng mạc ở trẻ đẻ non
- Bệnh phổi mạn tính
ĐIỀU TRỊ
Nguyên tắc chung:
- Dự phòng corticoide trước sinh
- Surfactant ngoại sinh
- Thông khí hỗ trợ Corticoid trước sinh:
Cho corticoid cho các bà mẹ có nguy cơ cao đẻ non từ 23 – 34 tuần Surfactant:
Dự phòng suy hô hấp do bệnh màng trong: sử dụng surfactant sớm để dự phòng Suy hô hấp ngay sau khi ổn định bệnh nhân cho các bệnh nhân < 27 tuần tuổi thai.
Điều trị: cho các bệnh nhân đẻ non có hội chứng màng trong phải thở máy với FiO2 ≥ 30% hoặc thất bại với nCPAP (cần FiO2 ≥ 40% để duy trì SpO2 > 90%).
Liều: 50 – 200mg/kg/lần, tùy theo mức độ nặng của bệnh (nếu dùng liều 200mg/kg sẽ giảm nguy cơ phải điều trị lặp lại). Liều lặp lại: khi bệnh nhân cần FiO2 >30% và không rút được nội khí quản sau bơm surfactant. Tối đa có thể lặp lại 3 lần.
Đường dùng: bơm qua nội khí quản. Thông khí hỗ trợ
Thở nCPAP để ngăn xẹp phế nang, duy trì dung tích cặn chức năng và giảm các cơn ngừng thở.
Thở máy không xâm nhập (NIPPV): tránh các chấn thương do ống nội khí quản.
Thở máy xâm nhập khi có một trong 3 tiêu chuẩn sau:
- Toan hô hấp: pH < 7,2 và pCO2> 60mmHg với nCPAP
- Giảm oxy: PaO2 <50mmHg với pCO2> 60mmHg với nCPAP
- Ngừng thở dài
Đích điều trị duy trì: SpO2: 90 – 95%, PaCO2: 45 – 60mmHg Điều trị hỗ trợ:
- Giữ nhiệt độ da bụng 36,5 – 370c để giảm tiêu thụ oxy và năng lượng
|
- Cân bằng dịch: nên giữ âm nhẹ Gợi ý cách xử trí RDS ở trẻ đẻ non