Là hiện tượng các tạng từ ổ bụng chui lên lồng ngực qua lỗ khuyết bẩm sinh ở phía bên và sau của cơ hoành. Tỷ lệ: 1/12500. Tử vong cao: khoảng 30-50%.
CHẨN ĐOÁN
Lâm sàng
- Sơ sinh
- Suy hô hấp ngay sau đẻ: khó thở, tím tái.
Nghe: Rì rào phế nang cùng bên giảm.
Tim bị đẩy sang bên đối diện.
Nghe có tiếng nhu động của ruột lên ngực.
- Nhìn: bụng lép, ngực vồng.
Trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh. Có thể biểu hiện bằng các tình huống sau:
- Viêm phế quản phổi tái phát nhiều đợt.
- Khó thở.
- Tắc ruột.
- Các dấu hiệu khi khám lâm sàng giống như đã mô tả ở trên.
Cận lâm sàng
- Xquang
+ Chụp ngực: hình hơi của ruột trên lồng ngực, tim bị đẩy sang phía đối diện, mất liên tục của vòm hoành.
+ Chụp ngực có bơm cản quang vào dạ dày thấy dạ dày và ruột nằm trên ổ bụng.
- Siêu âm: sử dụng trong các trường hợp thoát vị cơ hoành bên phải không xác định được bằng lưu thông ruột: vòm hoành mất liên tục, gan nằm trên cơ hoành.
- Các xét nghiệm cần thiết: chất khí máu, công thức máu.
ĐIỀU TRỊ
Cấp cứu ban đầu và vận chuyển
Nên làm
- Đặt sonde dạ dày.
- Thở oxy qua mũi.
- Đặt nội khí quản nếu cần.
- Duy trì thân nhiệt.
Nên tránh
- Bóp bóng qua mặt nạ.
Hồi sức trước mổ
- Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan.
- Thở máy nếu cần.
- Thuốc làm giảm áp lực động mạch phổi.
Kỹ thuật mở
- Kỹ thuật quy ước: áp dụng cho mọi trường hợp.
Rạch da dưới bò sườn. Đưa ruột ra ngoài ổ bụng. Khâu lại 2 mép cơ hoành bằng chỉ không tiêu mũi rời. Không dẫn lưu lồng ngực.
- Mổ nội soi: chỉ định chủ yếu cho trẻ ngoài giai đoạn sơ sinh.
Bệnh nhân nằm nghiêng. Dùng 3 trocat, 1 cho ống soi, 2 cho dụng cụ phẫu thuật. Bơm hơi với áp lực từ 2-4mm Hg. Khâu 2 mép cơ hoành bằng các mũi chỉ rời, nút buộc làm ngoài lồng ngực.
Theo dõi và chăm sóc sau mổ
- Truyền dịch trong ngày đầu.
- Thở máy cho bệnh nhân sơ sinh hoặc trẻ lớn nhưng hô hấp không tốt.
- Kiểm tra lại khí máu. Điều chỉnh thăng bằng kiềm toan và điều trị tăng áp lực động mạch phổi nếu xuất hiện.
- Kháng sinh phổ rộng, giảm đau bằng paracetamol đặt hậu môn trong 24 giờ đầu.