Trước khi chưa có vacxin phòng bệnh sởi, sởi là một loại bệnh trẻ em đều phải bị, sự xâm hại của sởi đối với thân thể trẻ em là rất lớn.

ĐẶC TRƯNG BỆNH LÍ CỦA SỞI

Sởi là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, tính truyền nhiễm mạnh và biến chứng cũng tương đối nhiều, phát bệnh nhiều nhất là mùa đông và mùa xuân. Trẻ con từ trong độ tuổi 6 tháng cho đến 5 tuổi bị bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất.

Những chất tiết ra của niêm mạc mắt, mũi, miệng của trẻ bị sởi đều có mang theo virut, virut ở trong chất tiết ra của trẻ ở thời kì đầu và thời kì ra sởi, thông qua không khí sẽ truyền lây cho người khác, những trẻ dễ cảm mặc dù tiếp xúc virut thời gian rất ngắn cũng có thể bị lây nhiễm.

TRIỆU CHỨNG TRẺ BỊ SỞI

Lúc mới bắt đầu trẻ bị sốt, ho khan, chảy mũi, hắt hơi, mắt đỏ, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, toàn thân rất khó chịu, giống như bị cảm gió, cũng thường kèm theo tiếng khò khè, khẩu vị không tốt, buồn nôn, ỉa chảy. Sốt sang ngày thứ 2 thứ 3 thì ở chỗ niêm mạc cúm ở vòm họng hướng về răng hàm có thể thấy các ban sởi màu trắng to như kim, xung quanh nổi quầng đỏ, đó là “ban niêm mạc sởi” là căn cứ để chẩn đoán bệnh sởi sớm nhất và là đáng tin cậy nhất. Trẻ thường thường sốt đến ngày thứ 4, trên người xuất hiện những mẩn (nốt lấm tấm trên da) trên da, bệnh nhi mọc sởi là có một trình tự nhất định, đầu tiên bắt đầu mọc từ phía sau tai, sau đó lan dần từ trên xuống dưới, từ mặt, vai, ngực, lưng, bụng, cuối cùng đến tay chân, bàn tay và bàn chân đều nhìn thấy các mần lấm tấm trên da, các điểm lấm tấm đó có màu hồng nhạt và to nhỏ khác nhau và nhô lên trên bề mặt da, ấn tay vào các điểm đó không bị biến sắc. Các điểm sởi có thể tập trung dày đặc và hòa hợp thành tấm, giữa các nốt sởi nhìn thấy da bình thường. Thời kì mọc sởi là giai đoạn đỉnh cao của quá trình mắc bệnh sởi, triệu chứng rõ nhất, sởi mọc nhiều nhất, nhiệt độ cơ thể của trẻ cũng cao nhất, có thể đến 40°c, cổ họng trẻ sưng đỏ, đau. Lưỡi đỏ tấy lên rất rõ, giống như lưỡi giang mai của tinh hồng nhiệt, bệnh nhân có thể có triệu chứng nôn và ỉa chảy. Bệnh nhân mọc sởi trong 3 – 4 ngày là hết, sau đó lại theo trình tự của mọc sởi, bắt đầu từ mặt tiêu tan dần dần, theo đó nhiệt độ cơ thể cũng bắt đầu hạ xuống, tinh thần và sự thèm ăn của trẻ chuyển biến tốt, khi sởi bay cùng bóc theo một lớp phôi da giống như vỏ cám bay đi, sau khi sởi bay, lưu lại trên da một -Sắc tố màu nâu. Khoảng 1 – 2 tuần thì tiêu tan bay mất. Bệnh nhân trong thời kì mọc sởi sức đề kháng thấp nhất, có một số bệnh nhân có thể biến chứng một số bệnh như viêm phổi, viêm yết hầu, viêm não, bệnh thường thường phát sinh sau khi mọc sởi 2 – 7 ngày, bệnh nhân lứa tuổi càng nhỏ khả năng phát sinh bệnh càng lớn.

CÁC LOẠI SỞI

Ngoại trừ loại sởi thông thường ra còn có sởi loại nặng bao gồm sởi do trúng độc, tức là sau khi phát bệnh nhanh chóng xuất hiện sốt cao, đạt 40°c – 41°c, kèm theo mê sảng, hôn mê, co giật, sắc hồng đen, thời kì đầu sởi mọc dày đặc mẩn mụn đỏ xuất huyết đồng thời hòa hợp thành mảng, sởi có tính cơn sốc, tức là sởi chưa kịp mọc hết, đột nhiên bay đi, hoặc là những mụn sởi thưa và rất nhỏ, màu sắc.tối nhạt, bí rì rì không mọc, sắc mặt trắng nhợt, mạch tế yếu, tim đập nhanh, suy kiệt tuần hoàn. Sởi có tính xuất huyết, tức là xuất huyết trên da, sốt cao, ngộ độc nghiêm trọng, sởi mẩn bọt nước, tức là trên da xuất hiện mẩn nước bọt nước, màng bọt rất mỏng, bên trong chứa dịch trong; Còn có loại sởi nhọ. tiềm phục thời gian dài, triệu chứng nhẹ, không có ban niêm mạc sởi hoặc không có triệu chứng điển hình, các mẩn trên da không rõ rệt, nhưng có tính truyền nhiễm, sợi dị hình, tức là mọc sởi bắt đầu từ tay chân, dần dần đến người rồi phát triển đến mặt. mẩn mụn sởi đa hình đa dạng.

PHÒNG TRỊ VÀ CHĂM SÓC BỆNH SỞI

Trẻ phải cho nằm giường nghỉ ngơi, phòng ở đảm bảo ấm áp, có độ ẩm vừa phải, lưu thông không khí, áo quần, không nên dùng nhiều chăn, thường xuyên lau mình bằng nước ấm, giữ cho da luôn sạch sẽ và hạ sốt, chú ý vệ sinh mắt, mũi, vòm miệng, uống nước nhiều, ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, không nên hạ nhiệt quá gấp. Khi nhiệt độ cơ thể 39°c trở lên có thể đắp khăn ướt, hoặc xoa lau bằng cồn, tốt nhất không uống thuốc hạ sốt. Thời kì sởi sốt cao có thể uống 5 hạt Hồi xuân đan. 3 tuổi trở xuống mỗi lần uống 2 hạt, 3 tuổi trở lên mỗi lần uống 2 – 3 hạt, ngày uống 2 – 3 lần, uống với nước đun sôi hoặc sắc nước rễ cây lau uống.

Đối với trẻ thể lực yếu mà triệu chứng nặng, trước khi mọc sởi tiêm Globulin loại B 15 – 30ml hoặc tiêm huyết thanh vào tĩnh mạch 50ml thời kì khôi phục sởi.

Để phòng ngừa lây truyền của dịch sởi, trẻ em bị sởi phải được cách li điều trị, không cho tiếp xúc với trẻ em dễ cảm; sơ sinh 8 tháng tiêm chủng vacxin sởi, 1,5 tuổi, 7 tuổi tiêm chủng một lần vacxin bệnh sởi. Trẻ dễ cảm, nhỏ tuổi, cơ thể yếu, có bệnh, sau khi tiếp xúc với người bệnh sởi phải tiến hành miễn dịch bị động, như tiêm Globulin loại c cứ mỗi kg thể trọng 0,2ml hoặc Globulin mỗi kg thể trọng 0,5 – lml. Thời kì khôi phục huyết thanh người bệnh, huyết tương người lớn hoặc toàn huyết đều được. Miễn dịch bị động, nhất thiết phải sử dụng đủ lượng thời kì đầu (trong 3 ngày sau tiếp xúc) mới có thể đề phòng ngừa phát bệnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng