Mục lục
Vô khuẩn tốt với dụng cụ (kim, hộp, pince, bông, gạc)
Bằng nhiệt độ 150°c trong 20 phút, kim có thể ngâm cồn 75°, trong 30 phút, bộ kim thì tốt nhất mỗi bệnh nhân một hộp riêng.
Da bệnh nhân được sát khuẩn bằng cồn Iode 1%, sau đó lau bằng cồn 70°, tránh cồn rơi vào mắt gây bỏng.
Tay thầy thuốc cần rửa sạch bằng xà phòng và cồn 75°.
Chọn huyệt có 3 cách chọn huyệt chính
Chọn huyệt quanh mắt
Chọn huyệt theo kinh lạc.
Kết hợp chọn huyệt gần mắt và theo kinh lạc.
Kim châm
Có nhiều loại chất liệu khác nhau: bằng đồng, bằng sắt, bằng thép, bạc vàng, nhưng hiện nay dùng thép không gỉ (vừa bền, vừa cứng, vừa dẻo ít gãy).
về to nhỏ và dài ngắn, châm dùng trong điều trị bệnh mắt thường dùng loại dài 15mm, 30mm, 50mm đường kính 0,26mm, 0,32mm, 0,38mm.
Kim phải thẳng không được cong, đầu nhọn, không có mấu.
Kỹ thuật châm
Chọn đúng huyệt, phối hợp tốt các huyệt.
Châm đúng hướng.
Đạt được cảm giác châm tê, căng, nóng đau không phải là cảm giác cần, có lợi cho điều trị mà do kỹ thuật, kim cùn, chạm mạch V….
Hình thức kích thích cơ thể:
+ Ân, day tại huyệt.
+ Châm bằng kim kích thích tay.
+ Châm kim kích thích điện.
+ Tiêm thuốc như vitamin B 12 vào huyệt.
+ (Một số tác giả dùng siêu âm và laser kích thích trên các huyệt).
Với kích thích tôn trọng nguyên tắc: bệnh mối đau tức, chói cộm, kích thích dùng cường độ mạnh, tần số cao (tả). Với bệnh mạn tính, thoái hoá, liệt, teo, dùng kích thích nhẹ, tần số thấp (bổ) với những huyệt ở hốc mắt, châm ấn không vê và chạm vật cản không ấn tiếp, cẩn thận khi châm người cẩn thị nặng và cạo huyết áp.
Số huyệt dùng:
+ Hằng ngày chỉ nên châm 2 đến 4 huyệt.
Thay phiên châm không nên cố định một huyệt, tránh xơ hoá.
+ Hang ngày hay cách ngày 1 lần.
+ Mỗi lần châm từ 15 đến 20 phút.
+ Một liệu trình 10 ngày, nên nghỉ từ 3-5 ngày rồi lại tiếp liệu trình sau.
Những tai biến và cách xử lý
Nhìn chung ít tai biến. Tuy nhiên đã xảy ra những tai biến như ngất xỉu, chảy máu, nhiễm khuẩn, gãy kim, châm vào các tạng phủ phía trong, kể cả nhãn cầu.
Nguồn gốc tai biến:
Không giải thích kỹ cho bệnh nhân, bệnh nhân sợ châm vào mắt.
Tiến hành châm trong khi bệnh nhân mệt mỏi, đói, hay khát.
Thầy thuốc trong quá trình chuẩn bị dụng cụ, thực hiện quy chế vô khuẩn không nghiêm ngặt.
Lần đầu tiên, tốt nhất khi châm là bệnh nhân nằm, cẩn thận khi châm các huyệt quanh hốc mắt ở bệnh nhân cận thị nặng.
Tai biến có thể gặp
Ngất xỉu
Xảy ra khi châm bệnh nhân đang trạng thái mệt, đói khát, bệnh nhân toát mồ hôi lạnh, da nhợt nhạt, chân tay bủn rủn, ngã, mạch nhanh, huyết áp hạ.
Xử lý:
Rút kim ra.
Đặt bệnh nhân nằm đầu thấp, ấn huyệt nhân trung hay hợp cốc.
Mùa hè mở cửa cho thoáng, mùa đông đắp chăn ấm và cho uống nước ấm.
Cần thiết tiêm một ống spartein hay spartocamphre dưới da, bệnh nhân sẽ hồi phục.
Chảy máu
Hay gặp khi châm một số huyệt có nhiều mạch máu như thái dương và huyệt quanh nhãn cầu. Bệnh nhân hay kêu đau khi châm, báo hiệu châm vào mạch, trường hợp này khi rút kim nên phân đoạn và ấn để hạn chế chảy máu. Thường máu tự tiêu trong vòng 10 ngày. Trường hợp quá nặng có thể tiêm hyasa tại chỗ, uống alpha chimotrypsin hay tam thất.
Nhiễm khuẩn
ít gặp, do không tôn trọng nguyên tắc vô khuẩn, trong trường hợp xảy ra phải dùng kháng sinh. Để tránh bệnh lây bao gồm cả bệnh AIDS, mỗi bệnh nhân nên có hộp kim riêng.
Gãy mũi kim
Xẩy ra khi chất lượng kim không tốt hay bệnh nhân thay đổi tư thế. Trường hợp này này bảo bệnh nhân quay lại tư thế cũ và dùng pince lấy ra.