Cần căn cứ vào bệnh tình, thể chất cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể để lựa chọn dùng những loại trà thuốc hợp lí, cần nắm rõ liều lượng dùng hợp lí, không nên dùng quá ít, cũng không được uống quá nhiều.

Nên uống nóng, thông thường không nên để qua đêm. Nên pha xong rồi uống luôn, tránh không được pha rồi để cách mấy ngày sau mới uống.Vitamin có trong lá trà

Với những loại trà khi uống để đổ mồ hôi thì nên uống nóng, không hạn chế uống vào lúc nào thì bệnh có thể dừng. Cần duy trì việc đổ mồ hôi một cách từ từ, không nên để mồ hôi tiết ra quá nhiều nhằm tránh kiệt sức. Loại trà là thuốc bổ nên uống trước bữa ăn để toàn bộ những thành phần trong đó có thể hấp thụ được. Với những loại trà có tính kích thích tràng vị nên uống sau bữa ăn nhằm giảm sự kích thích đối với tràng vị. Với những loại trà thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Với loại trà thanh hầu dùng cho bệnh nhân bị bệnh về họng, khi uống vào miệng nên nuốt một cách từ từ để làm ướt và ấm họng. Với những loại trà thuốc chữa những bệnh truyền nhiễm về đường tiết niệu, nên duy trì việc uống liên tiếp nhằm duy trì nồng độ thuốc cần thiết trong đường niệu đạo, đồng thời có tác dụng làm loãng dịch niệu, làm sạch đường niệu, có lợi cho việc đào thải nhanh chóng các chất độc bẩn. Với những loại trà thuốc phòng dịch, nên nắm chắc cách dùng theo mùa. Với những loại trà chữa bệnh mãn tính và những loại bổ dưỡng sức khỏe cho người già nên uống thường xuyên và uống trong một thời gian dài.

Nếu muốn làm viên trà (bình trà) nên giữ nóng nhằm tránh nước nguội khiến độ kết dính yếu, khó thành hình dạng. Nên cố gắng rút ngắn thời gian chế biến, tránh thời gian quá dài làm chất lượng thay đổi, nên chú ý hơn vào mùa hè.

Do thể tích của bình pha trà rất nhỏ, dung môi và lượng thuốc ít, vì vậy, không nên dùng những loại thuốc có lượng lớn, bị sùi bọt. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng những loại thuốc có độc tố hoặc những loại thuốc có thành phần có lợi nhưng lại khó tan trong nước.

 

0/50 ratings
Bình luận đóng