Hormon hạ đường huyết được dùng để điều trị bệnh đái tháo đường (bệnh tiểu đường).

INSULIN TÁC DỤNG NGẮN (thông thường)

A 40 Ul/ml để tiêm dưới da, bắp thịt hoác tĩnh mach.

Thời gian xuất hiện tác dụng: 15-30 phút

Thời gian tác dụng: 5-8 giờ Tác dụng tối đa: 1-3 giờ

Ảtrapid HM40 ® (Novo Nordisk) [Người]

Endopancrine 40 ® (Organon) [Lợn]

Humalog ® (Lilly) [tương tự người]

Insuman Rapide 40UI/ml ® (Hoechst) [Người]

Orgasuline ® (Organon) [Người] Umuline Rapide ®

AIOO UI cho bơm

Actrapid HM Pentil ® (Novo Nordisk) [Người]

Insuman Rapide 100UI/ml ® (Hoechst) [Người]

Endopancrine 100 ® (Organon) [lợn]

Umuline Rapide Cartouche ® (Lilly) [Người].

INSULIN TÁC DỤNG TRUNG GIAN

Thời gian xuất hiện tác dụng: 30-90 phút

Thời gian tác dụng: 16-24 giờ Tác dụng tối đa: 4 – 12 giờ A 40UI/ml chi để tiêm dưới da Insulatard ® (Novo Nordisk) [lợn]

Insulatard Human ® (Novo Nordisk)

Insulin NPH HP ® (Organon) [lợn]

Insuman Intermediaire ® (Hoechst) [người]

Mixtard ® (Novo Nordisk)

Mixtard Humaine ® (Novo Nordisk) [kfn]

Monotard HM ® (Novo Nordisk) [người]

Orgasuline NPH ® (Organon) [người]

Rapitard MC ® (Novo Nordisk) [lợn + bò] •

Semilente MC ® (Novo Nordisk) [lợn]

Semi-Tardum HP ® (Organon) [người]

Umuline Profil ® (Lilly) [người]. A 100 Ul/ml cho bơm

Insulatard Humaine Penfil ® (Novo Nordisk)

Insuman Intermediäre ® (Hoechst)

Mixtard Penfil ® (Novo Nordisk) [lợn]

Orgasuline NPH ® (Organon) [người]

Umuliné Profil Cartouche ® (Lilly)

INSULIN TÁC DỤNG KÉO DÀI

Thời gian xuất hiện tác dụng: 60 – 240 phút.

Thời gian tác dụng: 24 – 36 giờ. Tác dụng tối đa: 6 – 24 giờ.

A 40 Ul/ml chỉ để tiêm dưới da.

Endopancrine Zinc Protamine ® (Organon) [lợn]

Insuline Zinc Protamine Choay ® [bò]

Leute MC ® (Novo Nordisk) [lợn + bò]

Ultralente MC ® (Novo Nordisk) [bò]

Ultratard HM ® (Novo Nordisk) [người]

Ultratardum HP ® (Organon) [bò] Umuline Zinc ® (Lilly) [người].

INSULIN (CÓ SẴN TRONG BƠM TIÊM 1 LẦN)

Lillypen ® (Lilly)insulin cho bơm

INSULIN CHO BƠM TIÊM TỰ ĐỘNG A 100UI/ml trong dung môi đặc biệt

Actrapid HM 100               ® (Novo Nordisk) [người]

Endopancrine 100HP ® (Organon) [lợn].

INSULIN TÁI TỔ HỢP (tương tự insulin người, có tác dụng nhanh).

Các tút 40 Ul/ml hoặc 100 Ul/ml.

Insuline lispro Humalog ® (Lilly).

Tính chất

Insulin kích thích quá trình dự trữ và sử dụng glucose, làm tăng đồng hoá lipid và protid, tăng vận chuyển ion kali vào trong tế bào, ức chế phân giải mỡ và tạo ceton.

Chế phẩm

Trên thị trường có nhiều chế phẩm insulin khác nhau về đặc tính lý, hoá, về nguồn gốc, độ tinh khiết, pH, tác dụng nhanh hay chậm, về tính kháng nguyên. Hiện nay, các insulin đều “có độ tinh khiết cao”, của lợn hoặc của bò hoặc trộn hai thứ (lợn và bò). Insulin người chỉ được dùng trong một số trường hợp đặc biệt vì có tính kháng nguyên yếu hơn của các loài khác (dù tinh khiết cao). Thầy thuốc cần phải chọn 1-2 insulin có tác dụng ngắn, trung gian, chậm, rất chậm và phải biết tất cả mọi tính chất của thuốc để kê đơn một cách tối ưu. Bệnh nhân phải biết cách tiêm thật đúng vì tiêm dưới da có vai trò quan trọng trong điều hoà đường huyết.

Insulin có nguồn gốc động vật (bò hoặc lợn): phần lớn insulin trên thị trường là pha trộn insulin bò và insulin lợn. Cũng có insulin của chỉ một loài.

Insulin người: sản phẩm nhờ công nghệ sinh học hoặc bán tổng hợp, có cấu trúc giống hệt insulin người không có ưu việt nào so với insulin động vật về mặt thực tiễn, trừ trong một số trường hợp bị dị ứng (hiếm gặp).

Được dùng cho những người bắt đầu được điều trị bằng insulin hoặc trong điều trị ngắn ngày (tiểu đường lúc có mang hoặc tiểu đường typll trước khi phẫu thuật) người ta thấy rằng các insulin này có thể làm nhẹ bót các triệu chứng thần kinh thực vât thường xảy ra trước khi đường huyết giảm (đổ mồ hôi, cảm giác đói, run).

Insulin lispro (Humalog ®: insulin tái tô hợp nhờ công nghệ sinh học (sử dụng trực khuẩn Coli); khác với insulin người ở chuỗi beta và được hấp thu nhanh hơn.

Tất cả các chế phẩm trên đều có nồng độ 40UI/ml. Insulin được tiêm bằng bơm tiêm insulin có vạch kiểu riêng. Ngoài ra còn có bơm tự động thuận tiện hơn và sử dụng loại có nồng độ 100UI/ml. Các bơm insulin đòi hỏi các chế phẩm riêng.

Chọn chế phẩm

Insulin có tác dụng nhanh (insulin thông thường hoặc tinh thể): do có tác dụng nhanh (15 – 30 phút sau khi tiêm và kéo dài 5-8 giờ) và có thể tiêm vào tĩnh mạch nên dạng này không thể thiếu được tròng điêu ftrị nhiễm toan ceton cấp. Thuốc còn được chỉ định trong các tình trạng cấp khác (nhiễm khuẩn nặng, phẫu thuật) hoặc khi nhu cầu về insulin thay đổi nhanh chóng.

Insulin thông thường có thể được trộn hay kết hợp với insuin có tác dụng ko dài.

Insulin có tác dụng trung gian: tác dụng xuất hiện sau 3 giờ và kéo dài 16-24 giờ. Các chế phẩm (được tiêm llần/ngày sau bữa ăn sáng) cho phép kiểm soát tốt đường huyết ở phần lớn bệnh nhân tiểu đường typ ổn định (phụ thuộc insulin). Tác dụng mạnh nhất 8-12 giờ sau khi tiêm nên phải chú ý khi đánh giá đường huyết, ở những bệnh nhân kém ổn định, nhất là ở người trẻ, đôi khi cần trộn với insulin thông thường và tiên 2 lần/ngày.

Insulin tác dụng chậm: insulin chậm (insulin tinh thể có kẽm) hay insulin IPZ (insulin Protamin Zinc) có tác dụng sau khi tiêm 60 – 240 phút và tác dụng kéo dài 24 – 36 giờ. Các chế phẩm này được sử dụng trong 1 số trường hợp tiểu đường phụ thuộc insulin ổn định để đạt được nồng độ insulin cơ sở nhưng thường cần kết hợp với insulin thông thường để tránh đường huyết cao lúc sáng sớm và sau bữa ăn.

Chỉ định

Tiểu đường typ I (phụ thuộc insulin): khi điều chỉnh chế độ ăn vẫn không đưa được đường huyết vượt giới hạn có thể chấp nhận được.

Tiểu đường typ II (không phụ thuộc insulin): khi chế độ ăn hoặc chế độ ăn kết hợp với thuốc chống tiểu đường uống không đưa đường huyết về bình thường hoặc không giữ được đường huyết ở giới hạn chấp nhận được.

Hôn mê do nhiễm toan-ceton và hôn mê tiểu đường tăng thẩm thấu.

Thăm dò chức năng tuyến yên: đường huyết giảm do insulin sẽ kích thích bài tiết GH của tuyến yên.

Liều lượng: thường dựa vào kinh nghiệm. Hiện có các dụng cụ đơn giản để giúp bệnh nhân định lượng đường huyết và tính liều thuốc cho mình.

Insulin có tác dụng trung gian phù hợp với phần lớn bệnh nhân tiểu đường kháng insulin. Tiêm ngày 2 lần, lần 1 trước bữa ăn sáng, lần 2 trước bữa tối.

Liều buổi sáng bằng 2/3, liều buổi chiều bằng 1/3 tổng liều: với bệnh nhân mới, bắt đầu bằng liều thấp (10 – 15UI) rồi cứ 3- 4 ngày lại điều chỉnh một lần theo tình hình diễn biến đường huyết.

Bệnh nhân tiểu đường phụ thuộc insulin có cân nặng trung bình, tiêu thụ khoảng 2000 calo (3 bữa ăn chính, 2-3 bữa phụ) cần trung bình 30-45 Ul/ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các cá thể là rất lớn. Stress (do bất kỳ nguyên nhân nào) làm tăng nhu cầu insulin.

Chỉ có người tiểu đường nhẹ, ổn định mới có thể được điểu chỉnh bằng một mũi tiêm insulin có tác dụng trung gian hoặc tác dụng chậm mỗi ngày.

Tiểu đường rất không ổn định, có ceton niệu cần tiêm insulin thông thường 3-6 lần/ngày tuỳ theo đường huyết. Nếu đường huyết về bình thường và ổn định thì chuyển sang insulin có tác dụng trung gian với liều hằng ngày bằng 2/3 liều insulin thông thường.

Có thể định lượng insulin thông thường qua đường niệu ở người có thận bình thường theo sơ đồ sau: đường niệu >2% liều 10-20UI; đường niệu 1-2% liều 5-15UI; đường niệu < 1% liều 4-10UI.

Đường huyết rất cao sau bữa ăn, insulin trung gian không kiểm soát được: bổ sung 5-10 UI insulin thông thường.

Không được trộn insulin IPZ với insulin thông thường trong cùng một bơm tiêm mà phải dùng hai bơm tiêm riêng.

Hiếm có bệnh nhân tiểu đường typ I chỉ cần 1 mũi tiêm mỗi ngày. Phần lớn trường hợp, có thể chọn 1 trong các cách sau:

+ 1 mũi insulin chậm + 3 mũi insulin nhanh trước mỗi bữa ăn.

+ 2 mũi insulin chậm trộn với insulin nhanh.

+ 2 mũi insulin nhanh + 1 mũi insulin trung gian.

+ 2 mũi insulin trung gian.

Tiêm nhiều lần mỗi ngày là gò bó nhưng đảm bảo cho bệnh nhân có cuộc sống xã hội và nghề nghiệp gần như bình thường.

Không được chỉnh liều quá dày theo đường huyết (ít nhất phải cách nhau 3 ngày) và chỉ xét đến các giá trị vượt ra ngoài phạm vi chấp nhận được của đường huyết (3,33- 7,22 mmoưl lúc đói, 10 mmol/1 sau bữa ăn 1 giờ và 7,8 mmol/1 sau bữa ăn 2 giờ).

Khuyên bệnh nhân

Mang trên người thẻ bị tiểu đường.

Luôn có đường ở bên cạnh mình.

Rượu, vận động và một số thuốc (chẹn beta) làm tăng tác dụng của insulin và gây nguy cơ hạ đường huyết.

Không bao giờ được ngừng dù chỉ 1 liều isulin đã được chỉ định, ngay cả khi bị tai biến do hạ đường huyết (cần phải giảm liều chứ không phải là ngừng dùng insulin).

Tuân thủ giờ giấc ăn uống và tiêm thuốc do thầy thuốc chỉ định, điều chỉnh qua tự theo dõi.

Tác dụng phụ

Hạ đường huyết: tai biến hạ đường huyết có thể xẩy ra trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin do dùng quá liều hoặc do nhu cầu insulin giảm đột ngột mà chưa kịp điều chỉnh liều. Tai biến loại này đôi khi xảy ra ở người trẻ, trong giai đoạn từ lúc bắt đầu mắc đến khi bị thường xuyên, lúc nhu cầu insulin giảm đột ngột (thời kỳ “trăng mật”) mà chưa chỉnh liều kịp. Hạ đường huyết có thể xảy ra trong lúc điều trị do ăn muộn hoặc bỏ bữa, do vận động thể lực bất thường. Các triệu chứng đầu tiên của hạ đường huyết là các biểu hiện thần kinh thực vật (tim nhanh, trông ngực, đổ nhiều mồ hôi, run, buồn nôn, đói).

Các triệu chứng trên thường không có ở bệnh nhân già hoặc bệnh nhân chỉ dùng insulin tác dụng kéo dài: đường huyết hạ từ từ và thể hiện bằng lú lẫn, buồn ngủ tiến dẫn đến hôn mê (dễ nhầm với hôn mê đường huyết cao hoặc nhiễm acid-ceton).

Truyền glucose làm các triệu chứng hạ đường huyết hết nhanh. Nếu bệnh nhân tỉnh và nuốt được thì cho uống ngay nước đường. Nếu bệnh nhân bất tỉnh thì truyền tĩnh mạch 20-50ml dung dịch glucose 50% trong 2-3 phút. Nếu không truyền được thì tiêm bắp lmg glucagon (xem mục riêng về thuốc này) có thể làm bệnh nhân tỉnh lại trong vòng 15 phút và khi đó cho bệnh nhân uống nước đường.

Chuyển nhanh từ đường huyết thấp sang đường huyết cao khoảng 400mg/100ml hoặc hơn (22,5 mmol/1 hoặc hơn) phải nghĩ đến hiệu ứng Somogyi: quá liều insulin gây hạ đường huyết, hạ đường huyết lại gây ra cơ chế chống lại bằng cách tăng bài tiết các hormon tăng đường huyết (catecholamin, glucagon). Khi đó phải giảm liều insulin để giảm thiểu các đáp ứng gây tăng đường huyết.

Phản ứng ở da: nổi mày đay khu trú hoặc xơ hoá dưới da nếu tiêm nhiều lần ở cùng một chỗ. Các phản ứng này là do chế phẩm không tinh khiết.

Loạn dưỡng mỡ do insulin: tại chỗ tiêm, mô mỡ bị teo hoặc phì đại, có thể gây sẹo biến dạng. Hiện tượng này ít gặp do insulin được tinh khiết và nhờ có insulin người được sản xuất.

Kháng thể kháng insulin: có thể xuất hiện ở bênh nhân dùng insulin lợn hoặc bò và có thể gây ra các rối loạn sau:

+ Phản ứng dị ứng tại chỗ hoặc toàn thân: nổi mày đay, phù mạch-thần kinh, sốc phản vệ (hiếm gặp). Điều trị: kháng histamin, coticoid, thay thuốc khác (dùng insulin người).

+ Để kháng miễn dịch với insulin: có một lượng nhỏ kháng thể kháng insulin IgG ở trong máu các bệnh nhân dùng insulin nhưng gây kháng thuốc không đáng kể. Khi nồng độ kháng thể cao, kháng insulin tăng và khi đó phải dùng những liều insulin rất cao để điều trị (200UI/ngày hoặc hơn). Sự kháng thuốc do miễn dịch này có thể mất đi đột ngột nên gây tụt đường huyết đột ngột và mạnh.

Các insulin đơn loài ít khi gây kháng miễn dịch, cần phân biệt sự kháng thuốc do miễn dịch này với kháng thuốc ở một số bệnh nhân tiểu đường béo phì. Những người này có khi chịu được những liều insulin rất cao, rất có thể là do giảm mật độ các thụ thể đặc hiệu trên tế bào.

+ Các kháng thể kháng insulin làm sai kết quả định lượng insulin trong huyết thanh.

Bơm insulin: bơm insulin xách tay hoặc cấy được (IIP) cho phép tiêm insulin theo một chương trình được lập trước tuỳ theo sự thay đổi của đường huyết trong 24 giờ. Kỹ thuật này cho phép duy trì đường huyết ở mức bình thường trong thời gian dài ở người bị tiểu đường typ I. Tuy nhiên, bệnh nhân bị một số nguy cơ, nhất là bơm bị chậm lại hoặc bị rò rỉ, nhiễm khuẩn tại chỗ do ống thông. Các bơm này chỉ sử dụng insulin thông thường trong dung môi đặc biệt để tránh kết tụ thuốc.

Bảo quản: tốt nhất ở + 4°c. Không được để thuốc đông lạnh rồi lại rã đông.

0/50 ratings
Bình luận đóng