Viêm túi mật mạn tính là loại thường thấy nhất trong bệnh túi mật. Bệnh này có khi là di chứng của bệnh viêm túi mật cấp tính, nhưng nhiều bệnh điển hình thường không có tiền sử bệnh cấp tính. Phần lớn bệnh viêm túi mật đều có nhân tố tắc ống mật, mật lưu thông khó khăn tồn tại. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm túi mật mạn tính cũng không giống nhau do mức độ nhẹ có thể không có triệu chứng, nói chung những người bị bệnh đều chướng bụng ở mức độ khác nhau, có cảm giác khó chịu ở bụng trên hoặc bên phải bụng trên, đau kéo dài, hoặc đau ở bả vai phải, có cảm giác nóng ruột, ợ hơi, mỏi mệt nhất là sau khi ăn cơm no hoặc ăn những thứ chiên, rán. thức ăn nhiều mỡ thì càng cảm thấy khó chịu.
Đông y cho rằng bệnh này là do ăn uống không sạch sẽ, ăn loại thực phẩm nướng, đốt nhiều dầu mỡ, ấm lạnh thất thường, tư tưởng không thoải mái, nhiễm trùng gây nên khi trong mật tích tụ thấp nhiệt không thông.
Nội dung chữa bệnh
- Chú ý ăn uống vệ sinh. Không ăn quá no, bình thường nên ăn những thứ ít mỡ, ít colesterin, không ăn những thứ nhiều mỡ. Những loại hoa quả có hàm lượng dầu mỡ cao như đào, lạc, hạt điều cũng không nên ăn nhiều.
- Nên ăn dầu thực vật, không ăn mỡ động vật. Y học cận đại cho rằng dầu thực vật có tác dụng nhất định đối với mật.
- Tất cả những thứ có tính kích thích như rượu hoặc các loại gia vị đậm đặc đều có thể dẫn tới viêm túi mật cấp tính. Phải chú ý khi sử dụng.
- Giữ cho tinh thần thoải mái, tránh kích thích tinh thần.
- ăn nhiều loại thực phẩm có senluylô, để cho đại tiện dễ dàng.
- Nên tham gia lao động chân tay vừa phải và rèn luyện thể dục, ăn cơm xong không nên ngồi lâu, nên đi bách bộ một lát.
- Bao đám lượng nước uống hàng ngày.
- Nếu kèm cả bệnh sỏi mật, thì phải tích cực tiêu trừ sỏi mât.
- Nếu có bệnh ký sinh trùng, phải tìm mọi cách tiêu diệt để tránh gây hậu hoạ.
- Viêm túi mật mạn tính mà phát bệnh cấp tính, phải nằm nghỉ trên giường, không được ăn uống.
- Mùa đông dễ phát bệnh, cần chú ý giữ ấm.
- Viêm túi mật mạn tính nhiều lần tái phát cấp tính, cần phải mổ mới chữa khỏi.
Phương pháp chữa bệnh
Đơn thuốc hiệu nghiệm
- Bột uất kim 3 gam, bột mạt dược 3 gam, nhân trần 30 gam sắc nhân trần lấy nước uống với bột hai vị thuốc trên, ngày 2 lần.
- Bột uất kim 15 gam, bột dầu cá 12 gam, muối galaubơ 15 gam quấy đều, ngày 3 lần. mỏi lần 5 gam.
- Kim tiền thảo 30 gam, dây mướp 10 gam sắc uống ngày 2 lần.
Phương pháp ăn uống
- Đậu đỏ 50 gam, đậu xanh 30 gam, rễ lau tươi 100 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
- Gạo tẻ 50 gam, ý dĩ nhân 30 gam, nhân trần 15 đun nhân trần lấy nước rồi cho gao và ý dĩ vào nấu cháo ăn, ngày 1 lần.
- Gạo tẻ 100 gam quấy khô 25 gam, hoài sơn dược 50 gam, hạt sen 30 gam, nhãn ý dĩ sống 50 gam, cùng nấu cháo, ăn làm 2 lần.
Chữa bệnh bên ngoài.
Mỗi ngày luyện hai bên sườn vào buổi sáng và buổi tối, mỗi lần khoảng 30 phút.
Những điều cần lưu ý
- Triệu chứng của bệnh này thường không rõ rệt hoặc dễ nhầm với bệnh dạ dày, chữa bệnh không đúng bệnh. Vì vậy nên kiểm tra kỹ.
- Một số bệnh nhân cho rằng có bệnh cần phải dùng thuốc bổ, thực ra bệnh này phần nhiều là do can uất khí trệ, thấp nhiệt tắc nghẽn, thông giáng thất thường, không nên uống bổ một cách mù quáng.
- Có một số bệnh nhân, lo sợ phát bệnh, không dám hoạt động, ăn cơm xong nằm hoặc ngồi không dám hoạt động, làm cho mật lưu thông khó khăn càng thêm đau đớn.