Thiểu niệu
Do nước tiểu giảm thường < 400 mL/ngày. Vô niệu tức là giảm đáng kể nước tiểu < 100 mL/ngày. Thiểu niệu thường xảy ra do giảm thể tích và/hoặc giảm tưới máu, dẫn đến tình trạng azotemia trước thận và suy thận cấp. Vô niệu có thể gây nên bởi tắc nghẽn đường tiết niệu 2 bên; tai biến mạch máu (phẫu thuật hoặc tắc động mạch); huyết khối tĩnh mạch thận; hoại tử vỏ thận; hoại tử ống thận nặng; NSAIDs, ức chế men chuyển, và/hoặc ức chế thụ thể beta; và giảm thể tích có nguồn gốc từ tim hoặc sốc nhiễm khuẩn. Thiểu niệu là bất thường, vì ít nhất 400ml nước tiểu cô đặc tối đa được sinh ra để bài tiết lượng thẩm thấu bắt buộc hàng ngày.
Đa niệu
Đa niệu được xác định khi tiểu > 3L/ngày. Thường đi kèm với tiểu về đêm và số lần đi tiểu và phải được phân biệt với các bệnh đi kèm hay gặp khác như bệnh lý về đường niệu thấp, bệnh lý cấp cứu tiết niệu hoặc hay gặp (ví dụ: viêm bàng quang, tuyến tiền liệt to). Thường đi kèm tăng natri máu.
Đa niệu (bảng) có thể xảy ra như là một đáp ứng với tăng gánh chất hòa tan (ví dụ: tăng đường huyết) hoặc với một bất thường trên hệ arginine vasopressin [AVP: còn được gọi là hormon chống bài niệu(ADH)].
Hình. Tiếp cận với bệnh nhân đa niệu. ADH: hormon chống bài niệu; ATN: hoại tử ống thận cấp.
Gọi là đái tháo nhạt trung ương nếu là do suy giảm sản xuất hormon AVP vùng dưới đồi và gọi là đái tháo nhạt do thận nếu nguyên nhân là do thận mất đáp ứng với hoạt động của AVP. Quá tải dịch có thể gây đa niệu, nhưng đa niệu nguyên phát hiếm khi gây nên những thay đổi trong thẩm thấu huyết tương trừ khi khả năng pha loãng của thận bị suy giảm. Bệnh ống thận kẽ, điều trị bằng lithium và việc giải quyết hoại tử ống thận cấp hoặc tắc nghẽn đường niệu cấp có thể liên quan tới đái tháo nhạt do thận, bệnh mà hiếm khi gây nên bởi các đột biến trong receptor V2 AVP hoặc kênh điều hòa nước AVP, aquaporin 2.
Tiếp cận với bệnh nhân đa niệu trong hình.
Bảng. NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY ĐA NIỆU