Tên khác : Trắc bách
Tên khoa học: Platycladus orientalis (L.), Franco
Họ: Hoàng đàn (Cupressaceae)
1. Mô tả, phân bố
Trắc bá là loại cây nhỡ, sông lâu năm và quanh năm xanh tốt. Thân thẳng, phân nhánh sang hai bên theo một mặt phẳng: Lá mọc đối phiến lá dẹt, hình vảy màu xanh thềm. Hoa nhiều và có hình tròn. Quả hình tròn, trong chứa hạt hình trứng, màu nâu săm.
Trắc bá được trồng khắp nơi ở nước ta, nhất là khu vực đình chùa, vườn hoa để làm cảnh.
2. Bộ phận dùng, thu hái
Trắc bá có hai bộ phận dùng làm thuốc, đó là: Lá (Trắc bách diệp) và nhân hạt (Trắc bá tử hay Bá tử nhân).
2.1. Lá: Thu hái quanh năm, tốt nhất là vào tháng 9 – 11 hàng năm. Hái cả cành
và lá bỏ cành to, phơi khô trong râm. Trắc bách diệp có mùi thơm, vị hơi cay, đắng và chát.
2.2. Bá tử nhân: Thu hái vào mùa đông. Hái những quả đã già, phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, lấy nhân hạt rồi phơi khô trong râm. Bá tử nhân hơi có mùi, vị ngọt.
Trắc bách diệp đã được ghi trong Dược điển Việt Nam (2002).
3. Thành phần hóa học
– Dược liệu trắc bách diệp có chứa tinh dầu, nhựa, chất đắng. Có tài liệu nói có vitaminc và glycosid cường tim,
– Dược liệu bá tử nhân chứa chất béo, saponosid, tinh đầu.
4. Công dụng, cách dùng
4.1. Dược liệu trắc bách diệp có tác dụng làm mát máu, cầm máu trừ phong thấp. Dùng chữa các chứng bệnh: chảy máu cam, nôn ra máu, lỵ và tiểu tiện ra máu, phụ nữ băng huyết.
Cách dùng: Uống 5 – 10g/ngày, dạng thuốc sắc. Nên sao đen trước khi dùng.
4.2. Bá tử nhân có tác dụng Bổ âm, nhuận huyết mạch, an thần, cầm mồ hôi, nhuận tràng. Dùng chữa các chứng bệnh: Hồi hộp, tim đập nhanh, mất ngủ, hay quên, ra nhiều mồ hôi, táo bón.
Cách dùng: Uống 3 – 10g/ ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế thành Bá tử sương, làm thành viên để uống.