Mụn cóc là một loại mụn lành tính mọc trên da do siêu vi trùng xâm nhập vào da gây ra phản ứng làm tăng tế bào. Sau khi siêu vi trùng xâm nhập vào da khoảng 4 tháng sau mới phát bệnh. Mụn cóc trên da có nhiều loại, nhưng có 3 loại thường gặp nhất.
Mụn cóc bình thường: còn gọi là thiên nhật thương. Thường thấy ở thanh thiếu niên. Những mụn nhỏ có chất sừng bằng hạt thóc hoặc hạt đậu, hình bán nguyệt, cứng, màu nâu hoặc như màu da bình thường, trên đầu mụn có thể toè ra như nhuỵ hoa hoặc nhọn như mũi dùi, mới đầu chí có một chiếc, dần dần tăng lên nhiều chiếc, thỉnh thoảng có mụn đụng vào cảm thấy đau.
Mụn cóc dưới bàn chân: mọc ở dưới bàn chân, mụn to tới 4-5 cm, hình dẹt, màu vàng, chất sừng khá dầy, có mụn ấn vào thấy đau. Dưới lớp sừng có một ruột sừng mềm.
Mụn cóc dẹt: có loại đầu nhọn hình tròn bằng hạt đậu xanh, hoặc có loại dẹt không theo quy cách nào, màu nâu nhạt hoặc màu da, thường mọc ở mặt hoặc mu bàn tay, thường thấy ở thanh thiếu niên.
Nội dung chữa bệnh Mụn cóc
Mụn cóc mọc trong khoảng 2-3 năm thì tự mất đi, nhưng cũng có nhiều người chỗ này khỏi lại mọc chỗ khác. Vì vậy phải kiên trì chữa bệnh.
Số lượng mụn cóc ít chỉ cần chữa bệnh bên ngoài là được, nếu số lượng nhiều, mọc đi mọc lại thì phải chữa bệnh bằng phương pháp đông y.
Tâm tình u uất, hay cáu gắt cũng có thể làm cho mụn cóc phát triển. Có một số bệnh nhân không cần chữa bệnh bằng dược liệu mà dùng phương pháp chữa bệnh ám thị trực tiếp hoặc gián tiếp mà mụn cóc vẫn khỏi, như vậy rõ ràng là tinh thần và mụn cóc có quan hệ nhất định. Vì vậy thế giới tinh thần của người bệnh phải thật yên tĩnh thoải mái.
Kiêng rượu và các thứ cay đắng. Ăn nhiều rau quả tươi, bảo đảm đầy đủ vi ta min, cần phải giữ cho đại tiện dễ dàng.
Khi số lượng mụn cóc tăng nhiều, dùng phương pháp bôi thuốc bên ngoài, không cần bôi thuốc tất cả các mụn, chỉ cần bôi thuốc vào chiếc mụn cái, đó là mụn mọc sớm nhất. Mụn này khỏi thì tất cả các mụn khác cũng khỏi theo.
Phương pháp chữa bệnh Mụn cóc
Phương thuốc hiệu nghiệm.
- Bột tam thất tươi, mỗi lần uống 1 gam, ngày 3 lần.
- Hoa hồng, mỗi lần 6 gam, pha nước uống thay trà.
- Thổ phục linh, nhân ý dĩ, bản lam căn, sinh địa, mỗi thứ 15 gam, sơn đậu căn, cỏ mộc tặc, mỗi thứ 10 gam, ngày 1 thang, sắc làm 2 lần.
Phương pháp ăn uống.
Nhân ý dĩ tươi 60 gam, bản lam căn 30 gam, sài hồ 10 gam, nấu chín , bỏ bã, cho đường vào uống.
Điều trị bên ngoài.
- Lấy đầu đen que diêm sát vào mật mụn cóc, làm cho mặt mụn cóc đỏ lên là được.
- Lấy dầu thanh hương bôi lên mặt mụn cóc, lấy khói thuốc lá hơ lên mặt mụn cóc, ngày nhiều lần.
- Lấy lá ngải tươi giã nhỏ lấy nước sát vào mụn cóc, sát đi sát lại cho da đỏ lên, ngày nhiều lần.
- Lấy nước dãi bò bôi vào mụn cóc.
- Lấy bột lá ngải vê bằng hạt gạo, đặt trên mụn cóc (nếu không đặt được lấy tí mỡ dính vào mụn cóc) sau đó đốt viên bột ngải, viên bột ngải cháy gần đến da, sẽ có cảm giác đau. cố gắng chịu đựng, nếu không chịu được thì lấy ngón tay gẩy đi. Mỗi lần cứu 5 viên, ngày 1 lần. Nếu chỗ nào không tiện cứu bột lá ngải hoặc nhiều mụn quá thì đốt bột lá ngải đê xông khói cũng được, ngày 1 lần.
Mụn cóc cần lưu ý.
- Có người vì sợ mụn cóc ảnh hưởng tới sắc đẹp, nên đã không sợ đau dùng dao cắt đi, như vậy không những không trị tận gốc, mà gây viêm nhiễm hoặc vết sẹo càng to hơn.
- Mụn cóc ở dưới bàn chân tưởng nhầm là mắt cá. Mắt cá số lượng ít, thường mọc ở chỗ cọ sát nhiều, dùng lực nhiều, diện tích lớn, thường ăn sâu vào da chân, cắt lớp da dầy ở bên ngoài không thấy đau. Hai bệnh này cần phải phân biệt rõ ràng.