5. Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu

5.1. Nguyên tắc
Xác định hàm lượng tinh dầu trong dược liệu bằng phương pháp cất kéo hơi nước. Dụng cụ định lượng được tiêu chuẩn hóa theo từng Dược điển, cho phép đọc được khối lượng tinh dầu sau khi cất. Lượng nước, lượng dược liệu, thời gian cất được qui định cho từng dược liệu.
5.1.1. Dụng cụ định lượng tinh dầu (ĐLTD):
Bao gồm 2 phần chính tách rời nhau:
1. Bình cầu dung tích 500-1000 ml.
2. Bộ phận định lượng tinh dầu gồm 4 phần chính:
+ Ống dẫn hơi nước và hơi tinh dầu
+ Ống sinh hàn
      + Ống hứng tinh dầu có phân chia vạch
      + Nhánh hồi lưu nước no tinh dầu.
Ống sinh hàn có thể bố trí thẳng đứng hoặc nằm ngang, một số Dược điển bố trí 2 ống sinh hàn. Ống hứng tinh dầu bao giờ cũng có phần phình to ở phía trên rồi mới đến phần chia vạch nhỏ ở phía dưới. Phần phình to có nhiệm vụ ngưng tụ tinh dầu. Trong suốt quá trình cất, tinh dầu được lưu giữ ở đây, chỉ khi nào việc định lượng kết thúc tinh dầu mới được chuyển xuống phân chia vạch để đọc. Phần chia vạch được chia chính xác từ 0,001 đến 0,1ml, thông thường là 0,01 – 0,02. Ống hứng và nhánh hồi lưu được tạo thành một hệ thống bình thông nhau (kiểu bình florentin) để đảm bảo trong suốt quá trình cất tinh dầu luôn luôn được giữ lại ở bộ phận ngưng tụ.
Dụng cụ định lượng được thiết kế thích hợp để có thể định lượng tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1.
Hầu hết các Dược điển trên thế giới chỉ giới thiệu dụng cụ định lượng tinh dầu có tỷ trọng nhỏ hơn 1. Nếu muốn định lượng tinh dầu có tỷ trọng lớn hơn 1 thì trước khi định lượng thêm vào một lượng xylen (Hình 1. và 2). Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu được tính theo công thức:

1. Áp dụng cho tinh dầu d < 1

a.100/b

 

2. Áp dụng cho tinh dầu d > 1
(a-c)/b
X: Hàm lượng phần trăm tinh dầu (TT/TL)
a: Thể tích tinh dầu đọc được sau khi cất (tính theo mililit).
c: Thể tích xylen cho vào trước khi định lượng (tính theo mililit).
b: Khối lượng dược liệu (đã trừ độ ẩm) (tính theo gram).
Chỉ riêng Dược điển Mỹ 1990, Dược điển VII của Liên Xô cũ, Dược điển Việt Nam I có giới thiệu thêm bộ dụng cụ định lượng tinh dầu có d > 1.
 Hình 1: Sơ đồ dụng cụ ĐLTD theo DĐ Anh và DĐ VN IV (2010)
Hình 2: Sơ đồ dụng cụ ĐLTD cải tiến Bộ môn Dược liệu Hà Nội
 https://hoibacsy.vn

Ngô Văn Thu (2011), “Bài giảng dược liệu”, tập I. Trường đại học Dược Hà Nội
Phạm Thanh Kỳ và cs. (1998), “Bài giảng dược liệu”, tập II. Trường đại học Dược Hà Nội
Đỗ Tất Lợi (2004), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Y học
Viện dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, tập I, Nhà xuất bản khoa hoc kỹ thuật.
Viện Dược liệu (2004), “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, tập II, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.
0/50 ratings
Bình luận đóng