Vũ khí hạt nhân hoặc phóng xạ là vũ khí thứ ba có thể được sử dụng trong các cuộc tấn công khủng bố. Có hai loại tấn công chính có thể xảy ra. Loại một sử dụng thiết bị tán xạ để phát tán các chất phóng xạ mà không cần gây nổ hạt nhân. Các thiết bị này có thể sử dụng các chất nổ thông thường để phát tán phóng xạ. Thư hai, ít gặp hơn, sử dụng các vũ khí hạt nhân thực sự để chống lại dân thường. Ngoài vũ khí hóa, tiếp xúc có hại của con người do hành vi phạm không cố ý trong quá trình ngăn chặn phóng xạ. Hậu quả của việc tình cờ tiếp xúc hay cố tình phát tán đều như nhau.

CÁC LOẠI PHÓNG XẠ

Phóng xạ alpha là hạt nhân mang điện tích dương chứa hai proton và hai neutron. Do kích thước lớn, hạt alpha có khả năng đâm xuyên kém. Vải và da thường có thể ngăn cản được hạt nhân alpha xâm nhập vào cơ thể. Nếu hạt alpha vào trong cơ thể, chúng gây tổn thương tế bào nghiêm trọng

Phóng xạ Beta gồm các electron chúng có thể đi được một đoạn ngắn trong mô. Tấm nhựa và quần áo phần lớn có thể cản được hạt beta. Hạt beta năng lượng cao có thể gây tổn thương lớp tế bào đáy đương tự như bỏng nhiệt

Phóng xạ gamma và tia X là bức xạ điện tử thoát ra từ hạt nhân nguyên tử. Đôi khi gọi chúng là bức xạ xuyên, cả hai tia gamma và tia X đều có khả năng đâm xuyên lớn và là loại phóng xạ chính gây nhiễm xạ toàn thân ( xem dưới )

Hạt neutron là hạt nặng và không tích điện; thường được giải phóng trong vụ nổ hạt nhân. Khả năng đâm xuyên mô rất thay đổi, phụ thuộc vào năng lượng của chúng. Chúng có rất ít khả năng tạo ra trong cuộc khủng bố sinh học phóng xạ

Đơn vị thường dùng để đo phóng xạ là rad và the gray. Rad là năng lượng tích lũy trong vật thể sống và bằng 100 ergs/g mô. Rad được thay thế bằng gray (Gy) trong hệ thống đơn vị SI. 100 rad = 1 Gy.

CÁC DẠNG PHƠI NHIỄM

Nhiễm xạ toàn thân là năng lượng phóng xạ tích lũy trong toàn bộ cơ thể. Hạt alpha và beta có khả năng đâm xuyên kém nên không đủ gây nhiễm xạ toàn thân trừ khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể với số lượng lớn. Nhiễm xạ toàn thân do tia gamma, tia X, hoặc hạt neutron có năng lượng lớn có thể xâm nhập vào cơ thể, gây tổn thương nhiều mô và cơ quan.
Nhiễm xạ ngoài do các bụ phóng xạ của các hạt phóng xạ bám trên bề mặt cơ thể, quần áo, và tóc. Dạng nhiễm xạ này chiếm chủ đạo trong các cuộc tấn công khủng bố sử dụng thiết bị phát tán phóng xạ. Thiết bị này chủ yếu phát ra phóng xạ alpha và beta. Hạt alpha không đâm xuyên qua da và do đó gây tổn thương hệ thống tiểu thiểu. Phát tán beta có thể gây bỏng da trung bình. Phát tán gamma không chỉ gây bỏng ra mà còn gây tổn thương đáng kể bên trong cơ thể

The Nhiễm xạ trong xảy ra khi chất phóng xạ bị nuốt, hít vào cơ thể, hoặc có thể xâm nhập vào cơ thể qua vùng da bị tổn thương

Đường hô hấp là đường chính gây nhiễm xạ trong, và phổi là cơ quan có nguy cơ cao nhất. Phóng xạ xâm nhập vào đường tiêu hóa sẽ được hấp thu theo cấu trúc hóa học và độ tan. Xâm nhập qua da thường xảy ra ở vết thương hoặc bỏng làm phá vỡ hàng rào da. Phóng xạ được hấp thu sẽ đi khắp cơ thể. Gan, thận, mô mỡ và xương có xu hướng giữ phóng xạ nhiều hơn các mô khác

Phơi nhiễm cục bộ do tiếp xúc gần với nguồn phóng xạ lớn ở một phần cơ thể, làm tổn thương da đứt đoạn và các cấu trúc sâu

NHIỄM PHÓNG XẠ CẤP

Tương tác phóng xạ với hạt nhân có thể gây ion hóa và hình thành các gốc tự do gây tổn thương mô do phá vỡ liên kết hóa học và cấu trúc phân tử, bao gồm DNA. Phóng xạ có thể gây chết tế bào; tế bào phục hồi có thể có DNA đột biến có nguy cơ cao chuyển đổi ác tính. Các tế bào nhậy cảm với phóng xạ tăng tốc độ sao chép. Tủy xương và niêm mạc đường tiêu hòa có tốc độ phân bào cao và do đó dễ bị tổn thương phóng xạ hơn các mô có tốc tộ phân chia thấp như xương và cơ. Nhiễm xạ cấp tính (ARS) có thể tiến triển sau phơi nhiễm toàn bộ hoặc phần lớn cơ thể với phóng xạ ion hóa. Biểu hiện lâm sàng của ARS phản ánh liều và loại phóng xạ cũng như phần cơ thể bị phơi nhiễm

Biểu Hiện Lâm Sàng

ARS gây ra các triệu chứng liên quan đến tổn thương ba hệ cơ quan chính: đường tiêu hóa, tủy xương, và thần kinh cơ. Loại và liều phóng xạ và phần cơ thể phơi nhiễm sẽ xác định hình ảnh lâm sàng  Có bốn giai đoạn chính của ARS:
1. Tiền triệu xuất hiện sau phơi nhiễm từ vài giờ đến 4 ngày và kéo dài vài giờ đến vài ngày. Các biểu hiện bao gồm
2. Giai đoạn tiềm ẩn sau giai đoạn tiền triệu, giai đoạn này có rất ít triệu chứng hoặc không có. Phổ biến nhất kéo dài 2 tuần, nhưng có thể kéo dài đến 6 tuần.
3. Giai đoạn biểu hiện bệnh.
4. Chết hoặc phục hồi là giai đoạn cuối cùng của ARS

Liều phóng xạ càng cao, thời gian các giai đoạn càng ngắn và càng nghiêm trọng hơn

Liều bức xạ thấp (0.7–4 Gy), xảy ra ức chế tủy xương là chính. Bệnh nhân có thể chảy máu hoặc nhiễm trùng thứ phát do giảm bạch cầu và tiểu cầu. Tủy xương thường phục hồi ở phần lớn bệnh nhân. Chăm sóc hỗ trợ (truyền dịch, kháng sinh, và các yếu tố kích thích)

Phơi nhiễm với liều 6–8 Gy, hình ảnh lâm sàng phức tạp hơn; tủy xương có thể không phục hồi và tử vong ngay sau đó. Tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa gây tiêu chảy, xuất huyết, nhiễm khuẩn huyết mất cân bằng dịch và điện giải có thẻ xay ra và các hình ảnh lâm sàng phức tạp khác.

Nhiễm xạ toàn thân với liều >10 Gy thường gây tử vong. Ngoài tổn thương nặng tủy xương và đường tiêu hóa, hội chứng thần kinh mạch có biểu hiện trụy mạch, co giật và có thể chết (đặc biệt với liều >20 Gy)

Điều trị chủ yếu là hỗ trợ (Hình. 33-1).

điều trị nạn nhân nhiễm phóng xạ

BẢNG 33-1 Hướng dẫn chung trong điều trị nạn nhân nhiễm phóng xạ. CBC công thức máu.

1. Bệnh nhân nhiễm xạ trong hay ngoài nên được tẩy xạ càng sớm càng tố. Loại bỏ quần áo nhiễm xạ. Tắm hoặc rửa toàn bộ da và tóc là rất quan trong. Máy dò phóng xạ nên được sử dụng để kiểm tra chất phóng xạ còn sót lại
2. Điều trị cho hệ thống tạo máu gồm các liệu pháp thích hợp trong giảm bạch cầu và nhiễm trùng, truyền các chế phẩm máu nếu cần thết, và yếu tố kích thích tạo máu. Giá trị của ghép tủy xương trong trường hợp này vẫn chưa rõ
công thức máu.
3. Nuôi dưỡng ngoài ruột một phần hoặc toàn bộ là phương pháp hỗ trợ thích hợp cho bệnh nhân bị tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa
4. Điều trị nhiễm xạ trong nhằm giảm hấp thu và tăng cường thải trừ các chất đã nuốt phải (Bảng 223-2, p. 1794, HPIM-18).
a. Làm sạch đường tiêu hóa bằng rửa dạ dày, gây nôn hoặc thuốc tẩy, thuốc nhuận tràng, nhựa trao đổi và thuốc kháng acid có chứa nhôm
b. Điều trị bằng các chất gắn kết (blocking agent) để ngăn chạn đường vào của các chất phóng xạ đến mô (e.g., kali iod, ngăn cản quá trình hấp thụ iod phóng xạ ở tuyến giáp).
c. Pha loãng làm giảm hấp thu các chất phóng xạ (e.g., nước được dùng trong điều trị nhiễm tritium).
d. Các chất di động (mobilizing agent) có hiệu quả nhất khi dùng ngay lập tức, nhưng chúng vẫn còn hiệu quả sau 2 tuần phơi nhiễm. Ví dụ bao gồm thuốc kháng giáp, glucocorticoid, amoni clorua, thuốc lợi tiểu, thuốc long đờm, và thuốc hít. Tất cả chúng làm giải phóng hạt nhân phóng xạ từ mô
e. Tạo chelat: chúng gắn vào các chất phóng xạ, sau đó tạo phức hợp và được đào thải ra khỏi cơ thể

0/50 ratings
Bình luận đóng