I.  ĐẠI CƯƠNG

Chấn thương của riêng vùng hàm mặt đơn thuần hầu như không bao giờ đưa đến tử vong. Tuy nhiên, vết thương do sang chấn luôn luôn phá vỡ các cấu trúc giải phẫu học bình thường. Do đó, việc phục hồi hình dáng và chức năng vùng mặt, hàm đòi hỏi sự chú ý phẫu thuật ở mức độ cao, nắm vững giải phẫu học đầu – mặt – cổ rất quan trọng đối với cả sơ cứu ban đầu cũng như tạo hình về sau.

Phân loại:

  1. Vết thương đụng dập: là loại vết thương gây nên do va chạm bởi một vật đầu tù, không làm rách Vật đập vào da gây xuất huyết hoặc máu tụ dưới da. Không xuất huyết thường tự giới hạn và phản ánh ra ngoài bằng màu tím thấy rõ nhất sau 48 giờ. Từ từ, nó sẽ chuyển sang màu xanh lá cây, rồi vàng, mờ dần và cuối cùng tiêu biến đi trong tổ chức sâu.
  2. Vết thương sây sát: là vết thương nông, do sự ma sát một vật cứng ráp trên mặt da làm chợt lớp da bên ngoài để lộ một diện tổ chức thô ráp, rướm máu. Mặt dù là tổn thương nông nhưng để lộ các đầu dây thần kinh trên mặt da nên thường gây đau rát.
  3. Vết thương xuyên: là loại vết thương gây ra do một vật nhỏ sắc nhọn như: mũi dùi, dao, tên hoặc mảnh lựu đạn, v..Vết thương bao giờ cũng sâu và liên quan đến các hốc tự nhiên. Vết thương nhỏ hay lớn phụ thuộc vào vật gây ra nó.
  4. Vết thương rách: là loại vết thương phần mềm hàm mặt thường gặp nhất. Nguyên nhân thường do các vật sắc nhọn bằng kim khí hoặc thủy Tùy theo vị trí, vết thương có thể liên quan đến mạch máu, thần kinh hoặc các cơ quan sâu bên dưới. Tùy theo mức độ, vết thương có thể rách ít hay nhiều, nông hay sâu.
  5. Vết thương lóc da: đươc coi như là một trong những loại vết thương phần mềm làm cho khuôn mặt bị xấu xí, biến dạng nhiều nhất. Vết thương ảnh hưởng đến tổ chức dưới da hoặc ở mức độ trên màng xương nhưng không mất tổ chức.
  6. Vết thương thiếu hỏng: vết thương gây mất đi một phần hoặc phá nát rộng tổ chức phần mềm.

II.  ĐIỀU TRỊ:

  1. Nguyên tắc:

Nguyên tắc chung trong điều trị vết thương phần mềm hàm mặt: Làm sạch vết thương, cắt lọc vết thương (nếu cần) và khâu đóng vết thương.

Xử trí vết thương phần mềm cần phải được thực hiện cẩn thận, tỉ mỉ mới có thể tránh được những hậu quả đáng tiếc.

Theo dõi và chăm sóc vết thương: thay băng r                                  .

  1. Điều trị:
    • VẾT THƯƠNG ĐẾN SỚM TRƯỚC 72 GIỜ:
  • Khâu đóng từng lớp tổ chức một, khâu mũi rời.
  • Không để lại khoảng chết có thể đọng dịch, máu…
  • Không làm sang chấn thêm tổ chức.
  • Nếu vết thương thông vào miệng, cần đóng kín niêm mạc trước.
  • Khâu da:

+ Khâu da phải thẳng, đều; nếu vết thương căng có thể khâu Donati (xa xa gần  gần) xen kẽ mũi rời.

+ Nếu vết thương thẳng, không căng nên khâu trong da để bảo đảm thẩm mỹ.

+ Để tránh biến dạng mặt, cần khâu các mũi khoá hay các mũi mốc như góc mắt, mí mắt, cánh mũi, khoé miệng, đường viền môi…

+ Khi có thiếu hổng lớn, các mép không che kín vết thương hoặc quá căng, thông

các hốc tự nhiên, lộ xương cần khâu định hướng để kéo các mép vết thương vào vị trí gần bình thường.

2.2. VẾT THƯƠNG ĐẾN MUỘN SAU 72 GIỜ:

  1. Vết thương sạch:
  • Nếu vết thương sạch không có dấu hiệu nhiễm trùng có thể khâu vết thương ngay (kỹ thuật khâu giống như trên).
  1. Vết thương nhiễm:
  • Nếu vết thương đến muộn bị nhiễm trùng thì tiến hành khâu vết thương hai thì (làm sạch vết thương, sử dụng kháng sinh, kháng viêm trước sau đó mới tiến hành khâu vết thương).

Thuốc:

a/ Kháng sinh:

  • Nhóm Cephalosporins: tùy tình trạng bệnh mà sử dụng thế hệ I, II, III Uống: Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 500mg x 3 lần/ ngày

Trẻ em < 12 tuổi: 25 – 50 mg/kg/ngày chia 3 lần uống.

Hoặc tiêm: IM/ IV, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 2 – 4g / ngày chia 3 lần. Trẻ em < 12 tuổi: 50 – 200 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

– Amoxicilline/ clavulanate K (Klamentine 625 mg, 1g hoặc Augmentin 625 mg, 1g)

Uống: Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 1 viên 625 mg x 3 lần/ ngày hoặc 1 viên 1 g x 2 lần/ ngày.

Trẻ em < 12 tuổi: 80mg/kg/ngày chia 3 lần Hoặc tiêm IM, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: lọ 1g x 3 lần/ngày

– Clindamycine:

Uống: Người lớn & trẻ em > 12 tuổi: 300mg x 2 – 4 lần/ ngày Trẻ em < 12 tuổi: 8 – 25 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

Hoặc tiêm: IM/ IV, Test (nếu cần)

Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 1,2 – 2,4g / ngày chia 2 – 4 lần. Trẻ em < 12 tuổi: 20 – 40 mg/kg/ngày chia 2 – 4 lần.

– Hoặc một trong các thuốc trên kết hợp với Metronidazole:

Uống: Người lớn & trẻ em> 12 tuổi: 30 – 40 mg/kg/ ngày, chia 4 lần.

Trẻ em < 12 tuổi: 20 – 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần.

Hoặc truyền tĩnh mạch: 100ml / 500mg XXX giọt / phút, 8 giờ truyền 1 lần. b/ Kháng viêm:

  • Hydrocortison 100mg

Người lớn:1-2 ống x 1 – 3 lần / ngày, IV hoặc IM Trẻ em: 5mg/kg/ngày, IV hoặc IM

  • Hoặc Dexamethason 4mg/ml: 1- 2 ống x 1-3 lần/ ngày, IV hoặc
  • Hoặc uống: Prednisolon 5 mg: 5 – 20 mg/ ngày hoặc Dexamethasone 0,5mg: 1 – 3 viên/ ngày.
  • Hoặc non-corticoid: Diclofenac 50 mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày hoặc Celecoxib 200mg: 1 viên x 2 – 3 lần uống/ ngày.
  • Hoặc alphachymotrypsin 1- 2 viên x 2- 3 lần/ ngày, ngậm hoặc uống. c/ Thuốc giảm đau và hạ sốt nếu cần:

Paracetamol (có codein hoặc không có codein): 500mg 1viên x 3 – 4 lần/ngày hoặc 650mg 1 viên x 2 – 3 lần/ ngày (có thể truyền tĩnh mạch).

d/ Nâng cao tổng trạng (nếu cần):

  • Glucose 10% hoặc 30% truyền tĩnh mạch XX hoặc XXX giọt/ phút.
  • Vitamnin C, Bcomplex C

III. XUẤT VIỆN, THEO DÕI

  • Cắt chỉ sau 7-10 ngày.
  • Tái khám ngay khi có dấu hiệu sưng, đau, chảy dịch, mủ.
0/50 ratings
Bình luận đóng