Thịt.

a) Giá trị dinh dưỡng.

Ở tất cả các loại thịt, hàm lượng protein xấp xỉ nhau, chất lượng cao, với đầy đủ các axít – amin cần thiết và cân đối.

Trong thịt có:

  • 16 – 21% protein
  • 6 – 3.7% lipit
  • 0,4 – 0,8% gluxit.
  • Các loại vitamin: B,, B6, B12, PP, A, C. D.
  • Axít partotentic…
  • 0,7% – 1,3% chất khoáng.

Thịt nạc và thịt mỡ có hàm lượng protein khác nhau. Thịt nạc có nhiều protein nhưng lại ít năng lượng hơn.

Súc vật già, gầy có giá trị dinh dưỡng thấp hơn so với thịt súc vật còn non và béo. Thịt lợn còn tươi, ngon có màu sắc hồng, thớ thịt săn, da mỏng, mềm, đàn hồi tốt, mỡ trắng, không vàng, không xám ướt, không có mùi ôi…

Thịt bò còn tươi khi có màu đỏ tươi, không đỏ đậm quá, thớ thịt nhỏ, khô, ráo, chắc, không dính tay.

b) Những điểm cần chú ý khi cho trẻ ăn thịt.

  • Cho trẻ ăn thịt bắt đầu từ tháng thứ 4.
  • Trẻ trên 6 tháng tuổi có thể cho ăn thịt nạc để thêm năng lượng. Tốt nhất, cho trẻ ăn thịt hầm nhừ, thái nhỏ nhuyễn, nấu với cháo. Những ngày đầu, cho trẻ ăn ít, những ngày sau đó tăng dần lên tới 30 – 50g/ngày.
  • Chế biến thịt hợp vệ sinh. Thịt bị ôi thiu nên loại bỏ để tránh ngộ độc chết người.
  • Khi cho trẻ ăn phải cho ăn cả nước thịt và thịt vì trong nước thịt, nước xương có rất ít protein và muối khoáng vì các chất này khó hoà tan trong nước.
  • Chú ý cách chế biến để có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Ví dụ: thịt nướng, thịt rang… tuy có mùi vị hấp dẫn nhưng giá trị dinh dưỡng lại bị giảm vì chất lisin có trong thịt mất tác dụng và ăn vào khó tiêu.

Cá.

a) Giá trị dinh dưỡng.

Cá là loại thức ăn dễ hấp thụ và tiêu hoá.

Trong thịt có hàm lượng protein cao và tỉ lệ cân đối các axít amin cần thiết.

Cứ 100g cá có: – 16 – 20g protein – 4 – 30g chất béo.

Thịt cá có ít chất béo nhưng lại nhiều axít béo không no nên rất dễ hấp thụ, có tác dụng tốt phòng chống bệnh tim mạch.

Trong mỡ cá, nhất là mỡ gan cá thu, có rất nhiều vitamin D, A và vitamin B. Ngoài ra trong cá có tỉ lệ muối khoáng, photpho lớn và một ít canxi (tỉ lệ canxi/photpho nhiều hơn thịt). Cá còn có nhiều chất sắt, đồng, coban, kẽm, iốt…

Cá là thực phẩm khó bảo quản, là môi trường tôt cho các vi sinh vật phát triển nên rất dễ kém chất lượng. Cho nên, cần bảo quản kỹ để tránh bị nhiễm khuẩn, phòng chống bị ngộ độc do ăn phải cá ôi thiu.Cá là thần dược với bệnh tim mạch

b) Một số điểm cần chú ý khi cho trẻ ăn cá.

  • Trẻ em cần nhiều protein mới khoẻ mạnh. Cho nên, có thể cho trẻ ăn thêm cá khô. Vì cá khô, tôm nõn, chỉ cần một lượng nhỏ đã cung cấp một lượng protein đáng kể. Vì trong 100g cá khô có tới 60 – 63g Trong tôm khô có khoảng 70g protein.
  • Đối với trẻ 4 tháng tuổi trở lên, cần cho ăn thêm cá tươi hoặc cá khô.
  • Lưu ý tới cá nước ngọt còn tươi vì cá nước ngọt rất dễ tiêu hoá.
  • Có thể nấu lẫn cá với bột cho trẻ ăn bằng cách thái miếng nhỏ, lọc hết xương và giằm nát.
  • Lượng cá mồi nên cho trẻ ăn khoảng 50g/ngày (đối với trẻ đang ăn dặm). Có thể cho trẻ ăn cá khô hoặc tôm khô giã nhỏ.
  • Nên ăn nhiều cá hơn thịt.
  • Khi cho trẻ ăn cá, nên hầm nhừ để ăn được cả xương, xương cá tác dụng tốt: bổ sung thêm canxi, photpho, các muôi khoáng rất cần cho trẻ em.

Các loại tôm, cua, lươn, Ốc…

Giá trị dinh dưỡng.

Hàm lượng protein có trong các loại thủy sản này không kém thịt. Tuy nhiên, so với thịt, cá thì chất lượng protein kém hơn. Có rất nhiều chất khoáng nhưng tỷ lệ axít amin lại không cân đối.

Một số điểm cần lưu ý khi cho trẻ ăn:

  • Thận trọng khi cho trẻ ăn vì một số loại cá, tôm, cua bể, gây dị ứng đối với một số trẻ. DỊ ứng này là một dạng phản ứng với chất lạ. Chất này, có thể không tiếp thu được nên gây ngứa ngáy, nổi mẩn ngoài da, nếu nặng có thể gây khó thở, đau bụng gây nôn… ảnh hưởng đến sức khoẻ lâu dài.
  • Nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều để trẻ “làm quen” và thăm dò tránh được dị ứng có thể xảy ra.
  • Khi chế biến, phải loại bỏ những con bị chêt, thôi, ôi, ươn…
  • Rửa sạch trước khi nấu.
  • Nấu kỹ mới cho trẻ ăn.
  • Chỉ cho trẻ ăn tôm. cua, ốc… khi chúng còn tươi.
0/50 ratings
Bình luận đóng