Vai trò và đặc điểm:
Các nhà khoa học đã thống kê: Cơ thể con người có đến trên 50 chất khoáng. Mỗi loại chất khoáng có nhiệm vụ, vai trò riêng. Thế nhưng chúng cũng có vai trò chung như sau:
- Là thành phần của các tổ chức, tế bào, đặc biệt là tổ chức xương.
- Là yếu tố duy trì sự cân bằng axít – base trong cơ thể duy trì áp lực thẩm thấu để giúp cho sự chuyển hoá trong cơ thể.
- Cơ thể có thể sẽ mắc một số bệnh nếu thiếu một chất nào đó.
Một số chất khoáng cơ bản.
* Chất sắt.
- Vai trò: Chất sắt có vai trò rất quan trọng vì nó là thành phần không thể thiếu của hồng cầu.
Chất sắt còn tham gia vào nhiều chất chuyển hoá trong cơ thể. Nếu cơ thể thiếu chất sắt sẽ gây thiếu máu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của trẻ. Trẻ em bị thiếu máu trở nên yếu đuối, ít hoạt bát, kém thông minh.
Đối với trẻ đang bú, nếu người mẹ thiếu sắt trẻ rất yếu, chậm lớn. Trẻ mới sinh cho đến 6 tháng tuổi người mẹ cần ăn uống đầy đủ để có lượng sắt cần thiết cung cấp cho trẻ.
- Cung cấp và bổ sung.
Đối với trẻ bú sữa mẹ, trong 6 tháng đầu sau khi sinh trẻ nhận được chất sắt từ sữa mẹ không sợ thiếu sắt. Từ 6 tháng sau trở đi, hàng ngày, có thể trẻ cần cung cấp từ 6 đến 7mg sắt mới đủ cho sự phát triển.
Sắt có nhiều trong các thức ăn động vật, các loại rau họ đậu (đậu tương), gan, tim, thận, lòng đỏ trứng gà, vừng, lạc, mộc nhĩ… Tuy nhiên, hấp thụ sắt ở rau quả kém, chỉ khoảng 10%, trong khi đó ở thức ăn động vật, sắt được hấp thụ đến 20 – 30%.
Có thể cho trẻ ăn mộc nhĩ đen hàng ngày bằng cách ngâm rửa sạch, thái nhỏ làm thức ăn vì trong mộc nhĩ đen chứa một lượng sắt nhiều gấp 7 – 8 lần trong gan.
Ngoài sắt còn có trong một số nước hoa quả như nước dừa, nước bưởi, nước chanh, nước quýt, nước nho…
Vì vậy, các bà mẹ cần phải chú ý tới nguồn thức ăn giàu sắt để tránh bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.
Dưới đây là bảng thống kê hàm lượng sắt trong một số thực phẩm thông thường dùng cho trẻ:
Thực phẩm | mg/100g | Thực phẩm | mg/100g |
Gạo tẻ máy | 1,3 | Rau muống | 1,4 |
Ngô vàng khô | 2,3 | Cải sen | 1,9 |
Khoai lang, khoai tây | 1 -1,2 | Cải bắp | 1,1 |
Đậu nành | 11 | Thịt ba chỉ | 1,5 |
Đậu đen | 6,1 | Gan lợn | 12 |
Đậu xanh | 4,8 | Trứng gà | 2,7 |
Lạc | 2,2 | Trứng vịt | • 3,2 |
Vừng | 10 |
* lốt.
- Vai trò: lốt là chất dinh dưỡng rất quan trọng. Tuy cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng lại là thành phần quan trọng nhất của chất nội tố của tuyến giáp trạng. Thiếu Iốt sẽ gây ra một số bệnh như: đần độn, chậm phát triển thể lực, bướu cổ, thiểu năng tuyến giáp…
Trẻ sơ sinh thiếu lốt sẽ gây thiểu năng trí tuệ, câm, điếc, liệt cứng hai chân dưới bẩm sinh, lác mắt, đần độn… Đối với trẻ em thiếu lốt thì chức năng trí tuệ bị hư hại, cơ thể chậm phát triển dẫn đến đần độn…
Phụ nữ có thai thiếu lốt nặng sẽ gây sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Người lớn thiếu lốt sẽ bị giảm trí nhớ, hay mệt mỏi…
Vì vậy, mọi người cần phải được cung cấp đầy đủ lốt hàng ngày. Đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Trong bữa ăn hàng ngày, thiếu lốt tuyến giáp phải tăng cường hoạt động để sản xuất ra hoocmon tuyến giáp. Cho nên, nếu thiếu có thể sẽ có nhiều rối loạn.
- Cung cấp và bổ sung:
Cân bằng ăn uống là chống thiếu lốt vì cơ thể hấp thụ lốt chủ yếu qua thức ăn. Các bà mẹ nên cho trẻ ăn các loại hải sản vì trong nước biển có chứa nhiều lốt, các loại hải sản cũng chứa một hàm lượng lốt nhất định.
Ngoài ra, trong khi chế biến thức ăn, nên chú ý tới việc dùng muôi Iôt. Như vậy, cơ thê mỏi được bảo đảm lượng lốt cần thiết.
* Các chất khoáng khác.
Cơ thể trẻ còn cần nhiều loại chất khoáng khác như đồng, kẽm, cô ban, kali, natri, photpho… nên những chất này rất cần có mặt trong các bữa ăn. Thế nhưng các bà mẹ không nên quá lo lắng mà chỉ cần cân đối bữa ăn sao cho hợp lý, để phát huy và sử dụng được tác dụng tổng hợp của các chất dinh dưỡng, tạo hiệu quả hấp thụ cao.