Đại cương về bệnh lao:
Bệnh lao là một bệnh phổ biến trên thế giới do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây nên. Lao phổi là bệnh cảnh lâm sàng hay gặp nhất. Bên cạnh đó có thê gặp lao các bộ phận khác. Hầu hết các trường hợp nhiễm lao không có triệu chứng. Những trường hợp suy giảm miễn dịch bị nhiễm lao sẽ có nguy cơ diễn biến nhanh thành lao toàn thể. Sau khi nhiễm vi khuẩn lao vài tuần sẽ xuất hiện đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào thể hiện qua phản ứng Tuberculin dương tính.
Lao là một bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển, ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng hơn 10.000 trường hợp nhiễm lao mới. Bộ y tế đã triển khai chương trình chống lao trên phạm vi toàn quốc với chương trình điều trị ngắn ngày (DOT) và đã giảm đáng kể tỷ lệ mắc. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây đã xuất hiện lao kháng thuốc với tỷ lệ đáng kể, đặc biệt với sự tấn công của đại dịch HIV/AIDS, bệnh lao đang có xu hướng gia tăng nhanh trở lại.
Xem về Bệnh Lao
Nguyên nhân và phòng bệnh Bệnh Lao Phổi
Điều trị bệnh lao và phác đồ điều trị lao
Các loại Vacxin phòng lao
Vacxin BCG đông khô
- Tên chung: Vacxin BCG đông khô
- Tên thương mại: Vacxin BCG
- Nơi sản xuất: Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh
- Thời gian bảo vệ : Nhiều năm
- Tác dụng phụ
Sưng hạch có thể gây mủ và kéo dài thường xảy ra 2 hoặc 3 tháng sau khi tiêm và hầu như ở các cháu dưới 2 tuổi, có nhiều nguyên nhân như: trẻ có cơ địa dị ứng dễ bị nhạy cảm, tiêm không đúng kỹ thuật hay liều lượng, ngay cả khi tiêm đúng kỹ thuật thì cũng có khoảng 1% trẻ được tiêm bị sưng hạch
- Chống chỉ định: các trường hợp chống chỉ định nằm trong phạm vi qui định chung của các loại Vacxin
Các trường hợp hoãn tiêm phòng:
- Hoãn tiêm vĩnh viễn: người suy giảm miễn dịch mắc phải hay bẩm sinh, viêm thận mãn tính, thận hư nhiễm mỡ, bệnh tim kém bù trừ
- Hoãn tiêm tạm thời: các bệnh cấp tính nhất là trong bệnh nhiễm khuẩn cấp hoặc trong giai đoạn phục hồi, trẻ đẻ non cân nặng dưới 2kg (chỉ tiêm BCG cho trẻ đẻ non nhưng cân nặng > 2,5kg), bệnh nhiễm khuẩn ngoài da (vì nguy cơ gây bội nhiễm nơi tiêm)
- Lịch tiêm:
Liều: Trẻ sơ sinh: 0,05mg/0,lml Trẻ > 1 tuổi: 0,lmg/0,lml Đường tiêm: Tiêm trong da
Đối với trẻ sơ sinh, tiêm cho trẻ Vacxin BCG từ tuần đầu đến 1 tháng tuổi.
ở trẻ lớn nên tiêm BCG 4 tuần sau các loại Vacxin khác hoặc nếu tiêm các Vacxin khác thì cũng nên tiêm ít nhất 2 tháng sau khi tiêm BCG.
Không cần có khoảng cách giữa tiêm BCG với uống hoặc tiêm Vacxin Bại liệt, uốn ván và cúm. Có thể kết hợp tiêm BCG với Vacxin bạch hầu – ho gà – uổn ván (DTP), bạch hầu – uôn ván (DT), uốn ván – bại liệt (TP) và sởi.
Vacxin BCG
- Tên chung: Vacxin BCG
- Tên thương mại: Vacxin BCG đông khô
- Nơi sản xuất: Viện Vacxin và các chế phẩm sinh học Nha Trang
- Thời gian bảo vệ: Hiệu quả bảo vệ lâu dài
- Tác dụng phụ: Mẩn đỏ, sưng tấy nhẹ, loét tại chỗ
- Chống chỉ định:
Không tiêm Vacxin BCG cho những người đã bị lao. Đối với trẻ em, không tiêm Vacxin cho những trường hợp sau:
Viêm da có mủ
Sốt trên 37°5
Rối loạn tiêu hoá và suy dinh dưỡng
Các bệnh có ảnh hưởng đến toàn trạng trẻ em như: viêm tai, mũi, họng, viêm phổi, vàng da…
Nhiễm HIV
Phụ nữ có thai
- Lịch tiêm: Theo chương trình tiêm chủng mở rộng
Liều: Trẻ dưới 1 tuổi: 0,05mg/0,1ml
Trẻ > tuổi: 0,1mg/0,1ml
Đường tiêm: tiêm trong da