CÂU HỎI
Một người đàn ông 32 tuổi phàn nàn về kích thước tinh hoàn. Khám thấy tinh hoàn trái kích thước 1 đến 2 cm và không đau. Phim chụp Xquang ngực không thấy có thương tổn, chụp CT ổ bụng và khung chậu thấy không có hạch sau phúc mạc. Mức AFP là 400 ng/mL, β-hCG, LDH bình thường.
Bạn chuyển bệnh nhân đi cắt bỏ tinh hoàn. Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy là u tinh seminom. AFP giảm xuống mức bình thường. Theo dõi bệnh nhân này tiếp theo như thế nào?
A. Xạ trị hạch lympho sau phúc mạc.
B. Hóa chất bổ trợ.
C. Liệu pháp hormon.
D. Phẫu tích hạch lympho sau phúc mạc( RPLND).
E. Chụp PET scan.
TRẢ LỜI
K tinh hoàn thường xuất hiện trong thời điểm 20 đến 30 tuổi. Việc điều trị phụ thuộc vào giải phẫu bệnh và giai đoạn bệnh. U tế bào mầm được chia thành u tinh seminoma và không seminoma. Mặc dù giải phẫu bệnh ở bệnh nhân này cho kết quả u tinh seminoma, sự có mặt của AFP gợi ý có u tinh không seminoma ẩn bên trong. Nếu có bất cứ thành phần u tinh không seminoman nào, việc điều trị được tiến hành như điều trị u tế bào mầm không seminoman(NSGCT). Bệnh nhân này bị NSGCT giai đoạn 1. Chừng nào AFP bệnh nhân trở về bình thường sau cắt bỏ tinh hoàn, lúc đó mới có chứng cớ bệnh không tiến triển. Tuy nhiên 20-50% các bệnh nhân này sẽ có hạch lympho sau phúc mạc. Do đa số các thử nghiệm đã chỉ ra không có sự khác biệt về tỷ lệ sống sót giữa điều trị bằng phẫu thuật và RPLND ,và do tác dụng phụ của RPLND, chỉ có phẫu thuật là phương pháp điều trị hợp lý. Xạ trị là lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân ở giai đoạn 1 và 2. Xạ trị không có vai trò trong điều trị u tinh không seminoman. Điều trị phối hợp bằng hóa trị không được chỉ định cho các bệnh nhân bị K tinh hoàn giai đoạn sớm. Điều trị bằng hormon có hiệu quả ở K tiền liệt tuyến và K vú, nhưng không có vai trò trong điều trị K tinh hoàn. PET scan hiện nay không có vai trò trong lâm sàng.
Đáp án: D.