1. Triệu chứng:
1.1. Nuốt khó:
Nuốt vẫn được không đau nhưng nghẹn ở cổ ngay sau khi ăn vào hoặc cảm giác nghẹn sau xương ức, vùng thượng vị (dấu hiệu này gặp trong tắc cơ giới hoặc rối loạn chức năng co bóp của thực quản). Nơi cảm giác nghẹn không tương ứng với tổn thương, tổn thương thường ở phía trên.
1.2. Đau:
Cảm giác đau đi với nóng rát sau xương ức, khi cảm giác nóng từ thượng vị lan lên họng thì gọi là ợ nóng (pyrosis). Đôi khi gây đau cảm như đè ép, đau thắt ở ngực (trường hợp này khó phân biệt với cơn đau do co thắt mạch vành tim). Đau có thể cảm giác thấy ở sau xương ức, ở vùng liên bả.
1.3. Trớ:
Chất chứa trong thực quản trào lên họng hoặc miệng mà không nôn. Chất trớ có vị hơi ngọt, hoặc chua, hoặc đắng (khi dịch vị có mật). Chất trớ có mùi hôi thối (nếu là thức ăn đã đọng lâu trong thực quản đã nhiễm khuẩn). Khi trớ xuất hiện ở tư thế nằm hay cúi về phía trước (do cơ thắt dưới yếu).
1.4. Chảy nước d∙i nhiều:
Thường có tổn thương thực quản, nhưng không đặc hiệu vì còn có thể gặp:
- Viêm nhiễm, u trong miệng.
- Nhiễm độc kim loại nặng.
- Tổn thương thần
2. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng:
2.1. X-quang thực quản:
Lúc đầu chụp không uống baryte, sau đó chụp có uống baryte.
- Trên phim chụp thực quản không uống baryte có thể thấy:
+ ở trẻ em: thấy có không khí trong thực quản là bình thường.
+ ở người lớn: thấy có không khí trong thực quản là nghi ngờ tình trạng bệnh lý, cần chụp thực quản ở tư thế nghiêng (tách thực quản với bóng tim phổi) có thể phát hiện:
- Thấy không khí trong trung thất: gặp trong viêm hoặc thủng trung thất.
- Giãn rộng thực quản, trung thất mở rộng: gặp trong co thắt tâm vị teo thực quản đoạn dưới.
- Túi hơi dạ dày bất thường:
Không thấy túi hơi dạ dày (biến dạng do u)
Túi hơi dạ dày ở phía sau tim (thoát vị dạ dày lớn qua khe thực quản).
- Trên phim chụp thực quản có uống baryte thấy hình ảnh:
- Giãn trên hẹp dưới (hẹp tâm vị).
- Hình khuyết, nham nhở (K thực quản).
Cần chú ý những trường hợp sau không chụp thực quảm có baryte:
+ Nghi ngờ thủng thực quản hoặc thủng dạ dày ruột
+ Nghi ngờ rò thực quản – khí quản – phế quản.
- Chụp cắt lớp (CT Scanner): Đánh giá sự lan rộng của tổn thương thực quảm trong trung thất và xem có hạch hay không. Chỉ định tốt trong thủng, nhiễm khuẩn và các khối u thực quản.
2.2. Nội soi thực quản:
Soi thực quản bằng ống soi mềm nhìn thẳng, nhìn nghiêng hoặc bên
- Chỉ định và hình ảnh khi soi:
- Phát hiện tổn thương:
+ Thấy hình viêm, loét, phù nề.
+ Hình u sùi (K thực quản)
- Trong chảy máu tiêu hoá trên:
+ Thấy rõ nguyên nhân chảy máu: giãn vỡ tĩnh mạch, u, viêm.
+ Đánh giá mức độ chảy máu.
- Soi để điều trị:
+ Lấy dị vật, cắt Polyp.
+ Cầm máu: tiêm xơ, đốt điện, lazer
+ Nong thực quản…
- Chống chỉ định:
- Có phồng động mạch chủ, nhồi máu cơ
- Suy tim hoặc suy hô hấp nặng
- Kỹ thuật soi:
- Bệnh nhân nhịn ăn sáng, dùng thuốc an thần, gây tê họng bằng
- Để tránh co thắt: tiêm Atropin
- Tiến hành soi bằng ống soi mềm, sau 2 giờ soi mới cho bệnh nhân ăn uống.
- Tai biến:
- Thủng thực quản: sau nhiều giờ thấy bệnh nhân đau, sốt, tràn khí dưới da vùng cổ
- Bệnh phổi – phế quản: do đưa sai vị trí ống soi, sốt, dấu hiệu viêm phế quản – phế nang khu trú ở phổi trái (vì bệnh nhân nằm nghiêng trái khi soi)
- Chảy máu do sinh thiết: ít gặp.
2.3. Các phương pháp khác:
- Đo áp lực thực quản: nhằm nghiên cứu vận động của thực quản xác định trương lực, cơ lực của các cơ thắt trên và dưới (sử dụng các ống thông nhỏ có trổ lỗ bên và bơm nước vào với lưu lượng thấp và đều).
Thay đổi áp lực của dịch bơm vào có liên quan đến những thay đổi áp lực trong lòng thực quản (để nghiên cứu phân tích các hoạt động co giãn lúc nghỉ và sau nuốt) cần ghi áp lực ở nhiều mức độ.
- Test Berstein: nhằm xác định cảm giác đau có phải của thực quản hay không? Tiến hành nhỏ HCl 0,1N vào lòng thực quản, nghiệm pháp dương tính khi nhỏ HCl bệnh nhân thấy cảm giác đau và nóng rát rõ rệt, nhưng khi nhỏ dung dịch NaCl 0,09% bệnh nhân không đau, nóng. Nghiệm pháp Berstein (+) gặp trong viêm thực quản (giải thích: ở người bình thường lớp nhầy của biểu mô ngăn không cho HCl xâm nhập vào lớp Laminna Propria nơi có nhiều đoạn cuối dây thần kinh khi bị HCl kích thích sẽ gây đau, khi thực quản viêm trào ngược lớp nhầy mỏng đi không còn hàng rào bảo vệ có hiệu quả nữa).
- Đo độ pH thực quản: nhằm làm rõ có trào ngược HCl dịch vị lên thực quản không, nếu có thì độ pH dưới Dùng một vi điện cực đưa vào lòng thực quản 5cm ở phía trên tâm vị và nối với một pH kế. Có thể đo liên tục pH trong vòng 24 giờ, các thông số đo được sẽ ghi vào một cassette sau đó được giải mã và in vào giấy .
- Dùng phương pháp chụp phóng xạ để xem sự trào ngược dịch vị vào thực quản (theo dõi độ phóng xạ của thực quản sau khi bơm vào dạ dày dung dịch Sunfuacolloidal đánh dấu 99m technetium. Phương pháp cho ta biết khối lượng và thời gian trào ngược dịch vị)