ĐẠI CƯƠNG

Khái niệm

Viêm thực quản là tổn thương viêm ở niêm mạc thực quản. Đây là một bệnh khá phổ biến. Ở Tây Âu có tới 34-40% dân số bị trào ngược dạ dày-thực quản và có tỷ lệ viêm thực quản tới gần 20% số bệnh nhân nội soi. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau và thường xảy ra cùng với một bệnh khác nên thường ít được chú ý.

Nguyên nhân

Sau dị tật thực quản: túi thừa, thực quản ngắn, thoát vị hoành.

Viêm họng cấp dẫn đến viêm thực quản cấp.

Viêm thực quản cấp sau gây mê bằng hít.

Tác động cơ học: sau nuốt dị vật.

Viêm do, hoá chất, độc hại: tự từ, do nghề nghiệp.

Viêm thực quản do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản: cơ vòng dưới thực quản có tác dụng ngăn tính acid của dạ dày lên thực quản; nếu van này rối loạn mở-đóng gây trào ngược dạ dày thực quản dẫn đến viêm mạn tính và tổn thương mô trong thực quản.

Viêm thực quản dị ứng: do thực quản bị dị ứng với một hoặc nhiều loại thực phẩm như sữa, trứng, lúa mì, đậu nành, lạc, lúa mạch đen và thịt bò. Ngoài ra có thể bị viêm thực quản do hít phải chất gây dị ứng (như phấn hoa…).

Viêm thực quản do thuốc: một số thuốc uống có thể gây tổn thương nếu tiếp xúc với niêm mạc thực quản trong một thời gian kéo dài:

+ Aspirin và các thuốc không Steroid khác chống viêm (NSAID) như ibuprofen và naproxen.

+ Thuốc kháng sinh: tetracyclin và doxycyclin, kali clo- rua, thuốc bisphosphoates.

Viêm thực quản truyền nhiễm: vi khuẩn, siêu vi khuẩn, lao, giang mai, nấm Actinomyces, bệnh xơ cứng bì. Nhiễm nấm (hay gặp Candida albicans) hay ký sinh trùng thường xảy ra ờ những người có chức năng hệ thống miễn dịch kém (như những người nhiễm HIV/AIDS, tiểu đường, sử dụng kháng sinh hoặc ung thư).

Thiếu Vitamin (A, Bl, B6, BI2, C): thường sau khi dùng nhiều kháng sinh như Streptomycin, biomicin, tetracyclin, teramicin…

Phân loại

  • Phân loại theo nguyên nhân: thường chia 3 loại chính

+ Viêm thực quản do nhiễm khuẩn.

+ Viêm thực quản do thuốc.

+ Viêm thực quản ăn mòn.

  • Phân loại theo mức độ:

+ Viêm thực quản nhẹ: nội soi bình thường hoặc tổn thương nhẹ; mô bệnh học thấy niêm mạc thâm nhiễm các bạch cầu hạt, tăng sản tế bào đáy, kéo dài nhú trong chân bì.

+ Viêm thực quản trợt: nội soi thấy các tổn thương là loét nông thẳng đỏ bờ chảy máu và có xuất tiết.

+ Viêm thực quản kèm loét: có ổ loét, có thể có chút hẹp thực quản, xơ hóa… chủ yếu ở dưới niêm mạc; nếu nặng tổn thương xâm lấn toàn thành thực quản.

Tổn thương giải phẫu bệnh lý

Niêm mạc sung huyết, phù nề niêm mạc, thâm nhiễm tế bào viêm, có hoại tử và phù nề ở lớp sâu, có thể thấy tổ chức loét cùng với phát triển tổ chức hạt.

TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng lâm sàng

Nuốt đau và khó nuốt.

Đau ngực dưới xương ức, đau ngay khi nuốt, nóng rát, đau lan ra sau lưng.

Co thắt hầu họng gây khó thở vào.

Chảy nước bọt, có thể có viêm loét ở miệng.

Nôn ra máu (nếu nặng).

Có thể gây rối loạn tim mạch (rối loạn nhịp tim), nhịp thở, suy kiệt cơ thể.

Triệu chứng chẩn đoán hình ảnh

  • Xquang: chụp thực quản baryt thấy hình ảnh

+ Viêm: bờ thực quản không nhẵn, có những hình răng cưa nhỏ; các nếp niêm mạc thô, to, thưa, không có phương hướng rõ ràng, có khi bị gián đoạn hoặc mờ.

+ Loét thực quản: có hình đọng thuốc, có quầng phù nề ở phía nền và hình quy tụ niêm mạc, phía thành đối diện có hình co thắt.

+ Chụp tim phổi: có thể thấy hình dị vật, thấy biến chứng viêm phổi, thủng thực quản…

  • Soi thực quản: niêm mạc đỏ, mạch máu cương tụ, có những mảng biểu mô bong ra; thấy những 0 loét, ổ hoại tử. Viêm thực quản do nấm Candida có những mảng lan tỏa, theo đường kẻ, màu trắng hoặc vàng dính vào niêm mạc. Viêm thực quản do cytomegalo virus thường có 1 hay nhiều chỗ loét nông ở niêm mạc, trong khi viêm thực quản do herpes có nhiều vết loét nhỏ sâu. Muốn chẩn đoán chính xác phải dùng bàn chải qua nội soi chải niêm mạc thực quản để chẩn đoán giải phẫu bệnh.

Xét nghiệm: tùy theo nguyên nhân như nhiễm khuẩn có BC tăng, thay đổi tỷ lệ; có dấu hiệu thiếu máu khi mất máu…

CHẨN ĐOÁN

Sau các nguyên nhân có thể gây viêm thì bệnh nhân thấy khó nuốt.

Có thể có hội chứng Plummer-Vinson: khó nuốt kèm theo cảm giác đè nén ở hàu họng.

Cảm giác đau, nóng rát vùng giữa xương ức ngay khi nuốt.

Xquang, nội soi thấy thực quản tổn thương.

TIẾN TRIỂN

Phần lớn bệnh nhân viêm thực quản nhiễm khuẩn có thể điều trị hết các triệu chứng. Nếu bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch thì việc điều trị thường khó khăn. Khi bị viêm thực quản ăn mòn có thể có các biến chứng hẹp thủng thực quản…

BIẾN CHỨNG

  • Thủng thực quản: đau dữ dội khu trú ở cổ (thủng đoạn thực quản cổ); đau vùng lưng, sau xương ức, thượng vị (thủng đoạn thực quản ngực); mạch nhanh, khó thở, sốt…
  • Viêm màng phổi: đau, khó thở, nghe có tiếng cọ màng phổi; chụp Xquang thấy màng phổi dày.
  • Viêm màng tim.
  • Viêm thanh-thực quản.
  • Hẹp thực quản.

ĐIỀU TRỊ

  • Mục đích điều trị là làm giảm triệu chứng, phòng các biến chứng và điều trị nguyên nhân.

Thuốc chống co thắt: atropin, papaverin.

Truyền huyết thanh: NaCl 9%, glucose 5% hoặc 30%.

Dùng kháng sinh khi có viêm thực quản cấp tùy theo nguyên nhân.

Nong thực quản nếu hẹp, thường nong sau 15 ngày.

Thuốc kháng acid: thuốc ức chế bơm proton (Omepra­zol, lansoprazol), thuốc kháng H2 histamin (cimitidin, famo- tidin, ranitidin…).

Thuốc trung hòa acid: các muối nhôm, magiê.

Điều trị nguyên nhân:

+ Viêm thực quản trào ngược (GERD): thuốc ức chế bơm proton sản xuất acid trong dạ dày và cho phép thời gian để các mô bị thực quản hư hỏng sửa chữa. Các loại thuốc có sẵn của đơn thuốc bao gồm Omeprazol, esomeprazol và lansorazol. Phẫu thuật chỉ định để điều trị GERD khi điều trị nội khoa thất bại.

  • Viêm thực quản dị ứng: tránh các chất gây dị ứng và giảm các phản ứng dị ứng với thuốc, cần loại bỏ các loại thực phẩm dị ứng, bổ sung Vitamin và các thức uống dinh dưỡng.
  • Viêm thực quản do thuốc: uống các loại thuốc thay thế để chữa bệnh mà không có khả năng gây viêm thực quản. Uống một ly nước với toàn bộ số thuốc, ngồi hoặc đứng ít nhất 30 phút sau khi uống thuốc.
  • Viêm thực quản truyền nhiễm: điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, siêu vi, nấm hay ký sinh trùng tùy nguyên nhân.
  • Đối với loại viêm do nguyên nhân uống phải acid hoặc kiềm mạnh thường tiến triển nặng, do vậy, cần:

+ Rửa miệng, thực quản, dạ dày để loại trừ tác nhân (acid, kiềm) gây bỏng: dùng sonde dạ dày đã được bôi trơn bằng dầu thực vật hoặc vaselin để rửa.

+ Nếu bỏng kiềm mạnh thì dùng dung dịch acid lactic loãng hoặc với nước limonat.

+ Nếu bỏng do acid thì dùng dung dịch bicarbonat 2%, cho bệnh nhân uống sữa. Có thể phong bế quanh thận khi ngộ độc acid acetic vì acid gây tan máu.

Viêm dạ dày do bỏng nặng: mở thông dạ dày để nuôi dưỡng.

Viêm do dị vật: lấy bỏ dị vật, điều trị triệu chứng.

Điều trị biến chứng nếu có.

PHÒNG BỆNH

Ăn chậm, nhai kỹ, tránh các thực phẩm gây dị ứng, thực phẩm có thể làm tăng trào ngược (như rượu, cà phê, hoa quả họ cam quýt, cà chua và các thực phẩm nhiều gia vị), chế độ ăn uống thích hợp và tập thể dục thường xuyên (bỏ thuốc lá, kiêng các chất gây viêm thực quản); điều trị dứt điểm bệnh hầu họng, bệnh dạ dày-tá tràng, các nhiễm trùng…

0/50 ratings
Bình luận đóng