Triệu chứng về rối loạn hô hấp không phổ biến và không phải là một tiêu chuẩn chẩn đoán dengue và Sốt xuất huyết, nhưng cũng cần lưu ý để đỡ nhầm với bệnh khác.
Có thể gặp 3 loại:
- Viêm rất nhẹ đường hô hấp trên giai đoạn khởi phát.
- Tràn dịch màng phổi ở một số bệnh nhân, nhất là bệnh nhi trong giai đoạn toàn phát.
- Viêm phổi: gặp hãn hữu ở một số bệnh nhân, xuất hiện muộn, thường là biến chứng bội nhiễm.
Trong những triệu chứng trên, viêm nhẹ đường hô hấp trên tương đối phổ biến hơn cả: ở vụ dịch Sốt xuất huyết 1975, tại QĐc gặp 23% bệnh nhân có viêm long nhẹ đường hô hấp; tại vụ dịch 1973 ở Tây Nguyên, Võ An Dậu cũng thấy một số bệnh nhân ho và sổ mũi. Trong số 131 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện hải quân có 4,06% bị rát họng và ho. Chúng tôi nghĩ rằng những triệu chứng này có lẽ bắt nguồn từ tình trạng xung huyết giãn mạch ở niêm mạc mũi họng. Chính triệu chứng này cùng với tập hợp các triệu chứng như sốt cao, đau cơ khớp, da và mắt đỏ, bạch cầu giảm, đã làm cho nhiều nơi lúc đầu nhầm là cúm, khi gặp những trường hợp không có đốm xuất huyết hoặc đốm xuất huyết thưa thớt.
Tràn dịch màng phổi trong Sốt xuất huyết đã được thông báo ở nhiều nơi, nhất là ở bệnh nhi tại Bệnh viện B..trong vụ dịch 1969, Bệnh viện nhi đồng 1 trong vụ dịch 1972-1973 và 1974-1975 (Đặc san sốt XH 1970, Kỷ yếu BVNĐ1, 1974). Tràn dịch màng phôi ở bệnh nhi không phải là hiếm, thường gặp ở bên phải, thường mất đi một cách tự nhiên sau 3-7 ngày, trung bình đạt khoảng 18-19% (Bs Vân, Bs Đôn, Kỷ yếu Bệnh viện nhi đồng 1, 1974); tỷ lệ cao nhất đã được Bs Nga 1974 thông báo trên 1766 bệnh nhi là 24-39% có tràn dịch màng phổi phải, 3,4-11,3% tràn dịch màng phổi cả hai bên và 1,4-1,07% tràn dịch màng phổi trái. Dịch hút ra thường là loại dịch thoát rỉ, cùng do một cơ chế chung với dịch màng bụng là do thoát dịch huyết tương ra ngoài lòng mạch, ở bệnh nhân lớn tuổi, nếu nặng cũng có thể gặp tràn dịch màng phổi nhưng với tỷ lệ thấp hơn. Viện 175 đã thông báo 2 trường hợp trong số 154 bệnh nhân Sốt xuất huyết nặng (Nguyễn Thiện Thìn, 1975). Tràn dịch màng phổi thường không phải là dấu hiệu tiên lượng xâu, thường phục hồi theo cùng với bệnh Sốt xuất huyết, nhưng có ý kiến cho rằng dây là một yếu tố trở ngại cho hoạt động của tim ở bệnh nhi (Bs Duy, 1974).
Viêm phế quản và viêm phổi cũng đã gặp nhưng hiếm và thường là biến chứng bội nhiễm, với tỷ lệ 1,61% ở bệnh nhi (Bs Nga, 1974); ở bệnh nhân lớn tuổi trong 154 trường hợp Sốt xuất huyết nặng, Viện 175 đã gặp 3 viêm phế quản phổi (Nguyễn Thiện Thìn, 1975).
Xem tiếp:
- Chẩn đoán, điều trị sốt dengue và sốt xuất huyết dengue
- Sốt xuất huyết thể không điển hình và điển hình
- Phân loại thể bệnh sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết thể sốc ( Dengue độ 3 và 4 )
- Sốt xuất huyết thể xuất huyết phủ tạng (độ 2b)
- Sốt xuất huyết thể não
- Sốt xuất huyết thể suy gan cấp
- Sốt xuất huyết có đái ra huyết cầu tố (hct)
- Những biến chứng của Sốt xuất huyết xuất
- Tiên lượng bệnh sốt xuất huyết
- Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
- Nguyên tắc điều trị sốt xuất huyết
- Điều trị sốt xuất huyết độ 1 -2 (không có sốc)
- Điều trị sốt xuất huyết độ 1-2 bằng thuốc nam y học cổ truyền
- Triệu chứng hô hấp trong bệnh sốt xuất huyết
- Những biến đổi thể dịch của bệnh sốt xuất huyết
- Biện pháp phòng dịch sốt xuất huyết
- Đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết dengue
- Cơ chế lây truyền bệnh sốt xuất huyết
- Triệu chứng dengue xuất huyết thể điển hình (độ II)
- Triệu chứng thần kinh trong sốt xuất huyết
- Hội chứng tim mạch trong sốt xuất huyết
- Triệu chứng tiêu hoá trong sốt xuất huyết