THỰC PHẨM DƯỚI DẠNG DƯỢC PHẨM DÙNG NGOÀI

  1. Nước gừng nóng: Lấy 100g gừng sống giã vụn (hoặc 30g bột gừng khô) bỏ vào chiếc túi nhỏ, đổ vào đó vài ba Lít nước nấu cho thật nóng. Nhúng 01 cái khăn vào trong nước ấy lúc còn nóng (càng nóng càng tốt) rồi vắt nhẹ đắp lên chỗ đau. Lấy 01 cái khăn khác đắp ủ lên cho nóng lâu. Đắp như vậy độ 15-30 phút, trong thời gian đó thay đổi khăn, nhúng nước gừng độ 03-05 lần. Chữa hội chứng lỵ thì đắp trên bụng dưới.
  2. Cao khoai sọ: có 02 loại:

– Cao Khoai sọ tươi: khoai này ở Huế gọi là môn chùm, đem giã nát trộn thêm 10% gừng. Phết cao này một lớp dầy độ 01 cm trên miếng giấy rồi dán vào chỗ sưng hay đau. Thuốc này đem dùng sau khi đắp nước gừng nóng.

– Cao khoai sọ khô: Phơi khô khoai sọ (90%) và gừng (10 %) rồi tán bột, trộn chung theo tỷ lệ 9/1, khi dùng thì cho nước khuấy hơi sền sệt, trải trên giấy và đắp vào chỗ đau.

  1. Dầu vừng trộn với nước gừng: Trộn đều 01 thìa dầu vừng với 01 thìa nước gừng tươi làm thành một thứ nhũ hương. Xoa và sát mạnh vào đầu chữa bệnh mọi chứng nhức đầu. Nhỏ một giọt vào lỗ tai làm dịu mọi chứng sưng nhức của lỗ tai giữa. Rất tốt đối với các bệnh phong thấp và sang thấp, dùng để xoa sau khi dấp nước gừng nóng

Riêng dầu vừng còn dùng để chải tóc giữ tóc khỏi rụng, ngăn ngừa sinh tóc sám, tóc đỏ. Dầu vừng tinh khiết dùng chữa bệnh đau mắt có hiệu quả.

  1. Muối rang nóng: Muối rang đang nóng có thể dùng đắp trên bụng để làm dịu đau và cầm đi ỉa. Ngoài ra còn dùng ngâm nước muối để làm dịu đau trong trường hợp bị bong gân, mỏi nhức cơ xương và pha thêm 01% dấm sẽ làm dịu nếu chân bị ê ẩm vì đi nhiều.
  2. Nước cám: Nấu sôi 02 Lít nước với 04 nắm cám đựng trong một bao vải, tác dụng để chữa bệnh sang thấp bằng cách chườm đắp. Ngâm rửa để chữa bệnh lở ngoài da.
  3. Lá củ cải: Lá củ cải phơi khô hoặc còn tươi đều dùng được. Nấu 1/2 Kg cải tươi hoặc 150g lá cải khô trong 04 Lít nước với một nắm muối. Tác dụng tốt cho các chứng bệnh riêng của phụ nữ, kể cả khi đau đớn trong thời kì kinh nguyệt bằng cách ngâm mông mỗi ngày 01 lần trong 20 phút trước khi đi ngủ. Cũng dùng để chữa chứng sang thấp.
  4. Cuống quả cà dê: cắt khúc cuống quả cà dê, ướp muối 20% hàng năm trong cái hũ đậy kín, nén kỹ, sau đó phơi khô rồi đốt cháy, dùng than tro để làm bột đánh răng, là một thứ thuốc tốt để chữa bệnh làm mủ ở lợi răng. Sau khi đánh răng với bàn chải và xúc miệng xoa vào lợi răng trong, ngoài một ít bột than cà ngậm miệng lại cho đến bao giờ bột than cà thấm hết vào trong chân răng. Trẻ em sâu răng chỉ cần xức vào lợi răng một ít bột đó sau 15 phút có thể bớt đau nhức. Nếu ngày nào cũng xoa bột than cà vào lợi răng thì ngăn ngừa được chứng bệnh trong miệng và trong bụng (100g có thể dùng đủ cả năm).

Với các chứng bệnh họng như ho, sưng họng thì hòa 04g bột than cà trong 01 tách nước để xúc miệng. Còn có thể dùng trong các chứng viêm cấp tính bằng cách uống nửa thìa bột than cà với 01 Lít nước hay trộn trong các thức ăn để ăn chung với cơm.

  1. Nước muối nóng: Làm hạ nhiệt bằng cách ngâm chân trong nước muối nóng. Người bệnh nằm hoặc ngồi, có thể dùng một cái thùng hoặc một chậu thau, đổ nước nóng với một dúm muối cho ngập mắt cá chân, ngâm trong nước khoảng 40 độ và chế dần nước sôi vào cho nóng dần lên đến 49-50 độ, càng nóng càng tốt nhưng cũng tùy sức chịu nóng của mỗi người. Mỗi lầ ngâm từ 15- 30 phút thường thường chỉ ngâm 15 phút là đủ. Trong lúc ngâm chân nên lấy chăn hoặc vải dày bọc chậu nước cho lâu nguội và che cho hai chân kín gió. Liền sau đó phải ngâm chân vào chậu nước lạnh (Nếu có sẵn nước đá thì bỏ thêm vào càng tốt) độ 01 phút rồi lau chân thật khô. Nếu ngâm lâu hơn thì đắp một cái khăn nước lạnh lên đầu và cổ. Cách ngâm này còn chữa được bệnh nhức đầu. Sau khi ngâm chân dùng phép như trên nhiệt độ trong người sau đó nửa giờ có thể hạ xuống từ 0,5-02 độ.
  2. Thuốc dán bằng bột đậu nành: Ngâm một tách đậu nành trong 05 tách nước một đêm, giã nát, trộn thêm ít bột cho dẻo để khỏi rơi ra, đắp bột này lên trán, lấy một miếng vải buộc lại cho khỏi rơi ra, không bao lâu thì sốt hạ xuống tác dụng hơn là dung nước đá, mà tránh khỏi lạnh hư da. Không nên dùng trong trường hợp sởi, đậu.

Người ta cũng có thể hạ sốt bằng cách giã nhỏ các rau, cỏ tươi màu xanh có chứa nhiều diệp lục tố bọc vào trong khăn mỏng đắp lên trán. Phương pháp này ở thôn quê cũng hay dùng nhưng bằng lá dấp cá.

  1. Thuốc dán lục diệp chất: Nghiền lá xà lách soong, rau dền, su su, lá cải áp lên trán để hạ sốt.
  2. Thuốc dán đậu phụ: Cho 10% bột mì hoặc bột gạo vào tấm đậu phụ và áp thẳng vào nơi sưng, sốt và đau nhức cũng thế. Không nên dùng cách này trong bệnh đậu mùa và sởi.
  3. Bột dán gạo Lứt: Giã gạo Lứt sống, thêm vào một ít nước áp ngay vào chỗ đau hoặc bị thương.
  4. Áp chè: Rang chè xanh, nấu nước thêm 05% muối chữa đau mắt rất tốt. Mỗi ngày áp 03 lần, mỗi lần 10-15 phút.
  5. Bánh quất, bánh quýt, vỏ chanh: Dùng cả quả quýt, cho đường và mật nấu khô, rồi ép thành hình trong dẹp, ăn cả vỏ. Bánh quýt cũng như bánh cam, bánh quất công dụng ở bộ phận vỏ nhiều hơn, nó làm ấm dịu, hạ khí, dễ chịu vùng thượng vị. Còn chanh thì khơi thông can khí, khai vị tiêu thực. Khi dùng phải dùng chung cả vỏ và ruột, thái thành lát nhỏ pha uống thay trà. (Người dạ dày đa toan thì không nên dùng).
0/50 ratings
Bình luận đóng