Tổng lượng nước của cơ thể: toàn bộ nước của cơ thể (ngoài tế bào + trong tế bào) chiếm trung bình 60% (từ 50 đến 70%) trọng lượng của cơ thể; có sự thay đổi theo tuổi, giới và thành phần của cơ thể.
Vì các tế bào mỡ chứa ít nước nên trong một kg trọng lượng của người béo phì có ít nước hơn là của người gầy. Để đo lượng nước toàn phần, người ta dùng một chất khuếch tán trong tất cả mọi khu vực của cơ thể (antipyrin, oxyd deuterium, một số chất đồng vị phóng xạ).
Dịch ngoại bào: nước ngoại bào (huyết tương, dịch kẽ) chiếm 45% tổng lượng nước của cơ thể. Huyết tương chiếm trung bình 7,5%; dịch kẽ chiếm khoảng 20% nước ngoại bào. Dịch kẽ tuần hoàn trong khoảng gian bào nhờ cơ chế mao dẫn. Để đo lượng nước ngoại bào, người ta dùng mannitol hay các chất khác.
Dịch nội bào: chiếm trung bình 55% tổng lượng nước. Vì không thể đo trực tiếp được nên được tính bằng cách lấy tổng lượng nước trừ đi lượng nước ngoại bào.
Sự phân bố nước trong cơ thể người.