1. Nổi ban dát sẩn: thường không khẩn cấp nhưng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng huyết do não mô cầu hoặc bệnh rickettsia.
2. Đốm xuất huyết: cần chú ý khẩn cấp khi kèm theo hạ huyết áp hoặc có biểu hiện ngộ độc
a. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu: trẻ nhỏ có tiền căn tiếp xúc trong gia đình là yếu tố nguy cơ rõ nhất; sự bùng phát có thể xảy ra ở trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày và doanh trại quân đội.
i. Đốm xuất huyết bắt đầu xuất hiện ở cổ chân, cổ tay, nách và bề mặt niêm mạc và tiến triển đến ban xuất huyết và DIC.
ii. Các triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, đau cơ, thay đổi tri giác, và dấu kích thích màng não.
iii. Tỷ lệ tử vong là 50–60%; khởi phát điều trị sớm có thể cứu được bệnh nhân.
b. Sốt phát ban miền núi Rocky: Tiền sử bị ve cắn và/hoặc du lịch hoặc hoạt động ngoài trời có thể giúp xác định chẩn đoán.
i. Ban xuất hiện khoảng ngày 3 (nhưng không boa giờ xuất hiện ở 10–15% bệnh nhân). Những vết ban nhợt màu trở nên xuất huyết, bắt đầu ở cổ tay và cổ chân và lan rộng sang 2 chân và thân người (lan hướng tâm), sau đó là lòng bàn tay và lòng bàn chân.
ii. Các triệu chứng khác gồm đau đầu, khó chịu, đua cơ, buồn nôn, nôn, và chán ăn. Trong những trường hợp nặng, có thể gặp hạ huyết áp, viêm não và hôn mê.
c. Bệnh sốt do rickettsia khác: Sốt phát ban Địa trung hải (Châu Phi, Tây Nam Á và Nam Trung Á, Nam Âu) đặc trưng bởi vảy do nhiễm trùng tại vị trí ve cắn và có tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Sốt phát ban thành dịch xảy ra ở vùng nhiễm chấy rận, thường ở những nơi nghèo đói, chiến tranh hoặc thảm họa thiên nhiên; tỷ lệ ử vong là 10-15%. Trong bệnh sốt do ấu trùng mò (Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương), sinh vật gây bệnh được tìm thấy ở những nơi cây cối rậm rạp (vd: bờ sông); 1-35% bệnh nhân tử vong.
3. Ban xuất huyết bạo phát: biểu hiện da của DIC với những vùng bầm máu lớn và các bóng xuất huyết. Chủ yếu là do nhiễm Neisseria meningitidis những cũng có thể liên quan đến S. pneumoniae và Haemophilus influenzae trên bệnh nhân không có lách.
4. Hoại thư dạng loét nông: Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila.
5. Sang thương xuất huyết hặc bỏng rộp: có thể gây ra bởi Escherichia coli và các vi sinh vật thuộc Chi Vibrio (V. vulnificus và các phẩy khuẩn không gây tả khác từ nước biển hoặc các động vật có vỏ còn sống bị nhiễm bệnh), Aeromonas, và Klebsiella, đặc biệt trên những bệnh nhân có bệnh gan.
6. Chứng đỏ da: nổi ban giống như bỏng nắng lan rộng, thường liên quan đến hội chứng sốc nhiễm độc (TSS, được xác định dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng: hạ huyết áp, suy đa cơ quan, sốt và phát ban) trên những bệnh nhân bị bệnh cấp tính; thường gặp TSS do staphylococci hơn TSS do streptococci.