I.   ĐỊNH NGHĨA

Là tình trạng sai khớp cắn mà ở tư thế cắn trung tâm, múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới, xương hàm dưới lùi phía sau so với cấu trúc nền sọ, xương hàm trên ở vị trí bình thường.

II.    NGUYÊN NHÂN

  • Di truyền
  • Do có tiền sử chấn thương xương hàm dưới lúc còn nhỏ gây kém phát triển xương hàm dưới
  • Do một số hội chứng bẩm sinh làm xương hàm dưới kém phát triển:

+ Pierre-Robin,

+ Treacher Collins…

  • Không rõ nguyên nhân.

III.     CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán xác định:

Lâm sàng

Ngoài mặt

  • Kiểu mặt lồi khi nhìn nghiêng.
  • Cằm lùi
  • Rãnh môi cằm thường sâu.
  • Trong miệng

Ở tư thế cắn trung tâm

+ Tương quan răng hàm lớn thứ nhất hai hàm: múi ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên khớp về phía gần so với rãnh ngoài gần của răng hàm lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm dưới.

+ Tương quan răng nanh loại II một bên hoặc hai bên theo phân loại Angle.

  • Trục răng cửa hàm dưới ngả trước nhiều và trồi
  • Đường cong spee sâu.
  • Độ cắn chìa có thể tăng hoặc bình thường
  • Thường có khớp cắn sâu.
  • Có thể có khấp khểnh răng.

Cận lâm sàng

  • Trên mẫu hàm thạch cao

Tương quan răng hàm lớn thứ nhất loại

Tương quan răng nanh loại

Các răng cửa hàm dưới ngả trước

Đường cong Spee sâu.

  • X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics)

Xương hàm dưới lùi so với nền sọ

+  Số đo góc SNB giảm.

+  Số đo góc ANB tăng.

+  Chỉ số Wits tăng.

+  Chỉ số Pog- NPerp tăng.

+  Số đo góc trục mặt giảm.

Xương hàm trên ở vị trí bình thường

+ Số đo góc SNA bình thường.

+ Chỉ số A-NPerp bình thường.

Môi dưới lùi so với đường thẩm mỹ

Chẩn đoán phân biệt

  • Sai khớp cắn loại II do răng: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng (Cephalometrics) với đặc điểm tương quan xương hai hàm loại
  • Sai khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng (Cephalometrics) với các đặc điểm:

+  Số đo góc SNA tăng.

+ Chỉ số A-Nperp tăng.

  • Sai khớp cắn loại II do xương hai hàm: Phân biệt dựa vào phim X quang sọ nghiêng với các đặc điểm:

+  Số đo góc SNA tăng.

+  Số đo góc SNB giảm.

+ Chỉ số A-Nperp tăng.

+ Chỉ số Pog-Nper tăng.

IV.     ĐIỀU TRỊ

Nguyên tắc

Tạo lập lại tương quan hai hàm lý tưởng nhất là lý tưởng nhất là tương quan xương loại I, khớp cắn loại I cả răng hàm lớn và răng nanh, nếu không thì ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại I

Cải thiện về thẩm mỹ.

Đảm bảo độ ổn định

Điều trị cụ thể

  • Bệnh nhân đang trong thời kỳ tăng trưởng

Đưa hàm dưới ra trước bằng khí cụ chức năng tháo lắp hoặc gắn chặt.

– Điều trị với khí cụ chức năng tháo lắp:

+ Sử dụng khí cụ Monoblock, hoặc khí cụ Twinblock…

+  Thời gian đeo khí cụ chức năng: ít nhất 14 h/ngày.

+ Thời gian điều trị với khí cụ chức năng: thường khoảng một năm, cho tới khi đạt tương quan xương hai hàm loại I trên X quang phim sọ nghiêng (Cephalometrics).

– Điều trị bằng khí cụ chức năng gắn chặt:

+  Gắn mắc cài hai hàm.

+ Sắp xếp và làm thẳng các răng theo chiều đứng (làm phẳng đường cong Spee) và theo chiều ngang.

+ Sử dụng khí cụ chức năng Forsus, hoặc Twinforce… gắn lên dây cung khi đã kết thúc giai đoạn làm đều và xếp thẳng hàng các răng.

+  Duy trì điều trị với khí cụ chức năng trong thời gian 6-9 tháng sau khi đã đạt được khớp cắn răng nanh loại I.

+  Hoàn thiện.

+  Duy trì kết quả.

  • Bệnh nhân đã hết thời kỳ tăng trưởng

– Điều trị bù trừ (ngụy trang)

+  Nhổ răng tạo khoảng

+ Sắp xếp kéo lùi các răng trước.

+ Điều chỉnh tương quan răng hai hàm cho tới khi đạt khớp cắn loại I, ít nhất phải đạt được tương quan răng nanh loại I.

+  Hoàn thiện.

+    Điều trị duy trì.

– Phẫu thuật chỉnh hình xương hàm dưới: áp dụng trong các trường hợp nặng không thể điều trị bù trừ bằng nắn chỉnh răng đơn thuần.

V.    TIÊN LƯỢNG VÀ BIẾN CHỨNG

  • Tiên lượng

Tình trạng khớp cắn loại II do quá phát xương hàm trên thường gây sang chấn các răng trước hai hàm, viêm quanh răng và có thể gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ.

Nếu điều trị đúng phác đồ nói trên thì tiên lượng tốt

  • Biến chứng

Sang chấn các răng trước hai hàm.

Đau khớp thái dương hàm.

Rối loạn khớp thái dương hàm.

VI.     PHÒNG BỆNH

  • Cần khám, phát hiện và điều trị sớm loại bỏ các thói quen xấu

Điều trị sớm khi bệnh nhân còn trong thời kỳ tăng trưởng.

0/50 ratings
Bình luận đóng