Tên khoa học:

Launaea pinnatifida Cass cMicrorhynchus sarmentosus DC., Prenanthes sarmentosa Willd.), thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).

Tên khác: Sa sâm, ngân sa sâm. bắc sa sâm

Tên thực vật: Glehnia littoralis Fr. Sehmidt ex Miq…. Tên thường gọi: Glehnia root; (sa sâm).

Tên gọi khác: pissenlit maritime, salade des d lines. Thuốc có công dụng như sâm mà lại mọc ở cát.

Tiếng Trung: 北沙参

Nguồn gốc:

Đây là rễ san hô thái khô thuộc loài thực vật họ cây hình ô che, sản xuất chủ yếu ở Sơn Đông, Giang Tô v.v… Các nơi khác như Phúc Kiến, Quảng Đông, Đài Loan v.v… cũng có.

Phân biệt tính vị, đặc điểm:

Dược liệu có dạng miếng gẫy hình tròn, mặt cắt phần vỏ có màu trắng vàng nhạt, phần gỗ màu vàng nhạt, các vòng tuổi lớp sinh trưởng có mầu nâu sẫm; phần bì và phần mộc có tỉ lệ 2: 1; phần bì vết nứt khá nhiều. Chung quanh màu trắng vàng nhạt, hơi sần sùi, có khe dọc, vân nứt dọc và dấu vết của lớp màng vỏ, lại có cả ngấn rễ chùm hình chấm tròn. Chất cứng mà giòn, mặt cắt như chất sừng. Hương đặc biệt, vị hơi ngọt. Loại nào mặt cắt màu trắng vàng bóng, chất sừng, vị ngọt là loại tốt.

Bắc sa sâm
Bắc sa sâm

Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Cồn chiết xuất Sa sâm trên thỏ thực nghiệm có tác dụng hạ sốt. Trên súc vật thực nghiệm chứng minh thuốc có tác dụng hóa đàm nhẹ.

Tính vị và công hiệu:

Bắc sa sâm tính hơi hàn, vị ngọt, hơi đắng, lợi về các kinh phế, vị.

Có công hiệu dưỡng âm thanh phế, ích vị sinh tân.

Chủ trị bệnh phổi nhiệt ho khan, ho lâu ngày do lao động mệt nhọc, âm thương, hầu khô, miệng khát, vị âm bất túc, giảm hẳn ham muốn về ăn uống v.v…

Thành phần hóa học:

Sa sâm bắc có tinh dầu, acid triterpenic, β-sitosterol, polysaccharid, nhiều dẫn chất coumarin, dẫn chất của psoralen và scopoletin… có tác dụng giãn mạch, tăng trương lực cơ tim, trừ đàm và kháng trực khuẩn.

Liều lượng:

Liều: 10 – 15g, có thể dùng tươi 20 – 30g, sắc, cao hoặc hoàn tán.

Những cấm ky khi dùng thuốc:

Vị thuốc này hàn lương chất nhuận, người nào phế hàn bị ho, trung hàn ỉa lỏng kiêng không dùng.

Thuốc tính lương, khi dùng cần thận trọng với bệnh nhân tỳ vị hư.

Khi pha chế thuốc cấm kỵ phản lê lô, không được cùng sử dụng.

Bảo quản:

Để nơi dâm mát, khô ráo, phòng độc.

Theo “Dược phẩm vựng yếu”

SA SÂM

Có tên gọi là Bạch sâm.

Khí vị:

Vị đắng ngọt, hơi hàn, không độc, ghét Phòng kỷ, phản Lê lô, một thuyết nói là thuốc của kinh Quyết âm.

Chủ dụng:

Vị nhạt thể nhẹ, chuyên bổ Phế khí, nhân đó mà có ích cho Tỳ, Thận, ho lâu khô Phổi, Kim bị hỏa khắc thì nên dùng, lại chữa nóng rét và ho, ngực tê, đầu nhức, giải kinh phiền trong lòng, lui tà nhiệt ở ngoài da.

Lại nói chủ trị nhiệt ở khoảng ngoài da, bụng đau, nhiệt bế, sán khí đau xoắn, ác sang, lở ghẻ, phong chạy mình ngứa, tan huyết tích, có công dưỡng Can, trị chứng kinh sợ khi ngủ, có sức giữ được thần.

Cấm dùng:

Phàm vì hàn tà lưu ở trong Phổi mà ho thì cấm dùng

Cách chế:

Tẩm nước gạo, phơi khô dùng, dùng thứ già thay Nhân sâm là vì mùi vị nó đắng và ngọt, trong tả có bổ cũng giống như Nhân sâm.

Nhận xét:

Sa sâm khí nhẹ, lực bạc, nó không phải là vị thuốc có lực lượng nhiều, gánh vác lớn được, Nhân sâm ngọt, ôn, hình thể nặng, chuyên chủ tàng Phế khí, bổ dương mà sinh ra âm. Sa sâm ngọt hàn, hình thể nhẹ, chuyên chủ thanh Phế nhiệt, bổ âm mà chế bớt dương.

Nhân sâm như khí mùa Xuân, Sa sâm như khí mùa Thu, không thể so sánh với nhau được, cho nên nếu không phải tạng phủ có thực nhiệt mà hàn tà lưu lại ở Phế kinh sinh ra ho thì chớ dùng.

GIỚI THIỆU THAM KHẢO

“Ôn bệnh điều biện”

Bài Sa sâm mạch đông thang

Sa sâm 12-20g, Ngọc trúc 8-12g, Mạch môn 12-16g, Cam thảo 3-4g, Tang diệp 8-12g, Sinh Biển đậu 8-12g, Thiên hoa phấn 8-12g. Sắc, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng thanh dưỡng Phế Vị, sinh tân, nhuận táo.

Trị táo khí làm tổn thương Phế Vị, tân dịch bị hao tổn, họng khô khát, ho khan, ít đờm, lưỡi đỏ, ít rêu.

Trên lâm sàng thường dùng chữa viêm Phế quản mạn tính, giãn Phế quản, lao Phổi có hội chứng Phế âm hư. Tùy chứng gia giảm sẽ có kết quả.

“Lâm chứng chỉ nam”

Bài Dưỡng vị thang

Sa sâm 12g, Mạch môn 12g, Ngọc trúc 10g, Biển đậu sống 20g, lá Dâu 12g, Cam thảo 4g. sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng ích âm, sinh tân.

Trị nhiệt làm tôn thương phần âm, phiền táo, Vị âm bất túc, miệng lưỡi khô ráo, rêu ít hoặc không rêu, ăn uổng giảm sút, đại tiện khô tảo.

Trẻ nhỏ ăn ít, táo bón cũng có thể dùng bài này.

“Ôn bệnh điều biện”

Bài ích vị thang

Sa sâm 12g, Mạch môn 16g, Sinh địa 12-20g, Ngọc trúc 8g.

Sắc, cho thêm ít Đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Có tác dụng ích âm, sinh tân.

Trị nhiệt làm tổn thương âm, phiền nhiệt, khát, họng khô, lưỡi khô, ít rêu. Bài này lạnh hon bài Dưỡng vị thang.

Trên lâm sàng thường dùng trị sốt cao trong các bệnh nhiễm khuẩn hoặc bệnh lâu ngày, trẻ nhỏ chán ăn do Vị âm hư.

“Y học tâm ngộ”

Bài Khải cách tán

Sa sâm 15g, Đan sâm 15g, uất kim 5g, Cuống lá sen 3 cái Bạch linh 5g, Xuyên bối mẫu 10g, Cám đầu chày 12g.

Sắc, chia uống vài lần trong ngày. Có tác dụng nhuận táo, giải uất.

Trị nghẹn do uất lâu ngày, khí kết, tân dịch khô rảo, nuốt vào là nghẹn, nặng thì đau nhức, nôn mửa.

“Thiên gia diệu phương”

Bài Trị tiêu chỉ khát thang

Sa sâm 15g, Mạch môn 15g, Trạch tả 12g, Thạch hộc 20g, Son dược 30g, Sinh địa 30g, Ngũ vị tử 6g, Tri mẫu 6-20g, Thiên hoa phấn 20g. sắc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có tác dụng tư âm, thanh nhiệt, chống khát.

Chữa bệnh đái tháo đường.

Gia giảm: Nếu nhiệt nhiều thêm Thạch cao, Hoàng liên.

Nếu hàn nhiều thêm Nhục quế, Phụ tử.

Nếu khí hư thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ.

“Hiệu phỏng tân phương”

Bài Tư âm giáng hỏa phương

Thục địa 10đ, Sinh địa 10đ, Đan sâm 5đ, Sa sâm 5đ, Thiên môn 3đ, Ngưu tất 3đ, Ngũ vị tử 1,5đ, Thạch hộc 5đ.

Sắc trước Thạch hộc, sau sắc tiếp các vị khác, chia uống ấm vài lần trong ngày.

Chủ trị:

Âm hư, dương lấn, thủy suy hỏa bốc, mạch 6 bô hồng sác, hình thế gầy đen, táo khát, thổ huyết, đổ máu mũi.

Gia giảm: Hỏa thắng gia Quy giao; Huyết hư gia Sữa người; tinh huyết hư gia Lộc giác giao.

Các phương thuốc bổ dưỡng thường dùng:

Sa trúc áp (sa sâm, ngọc trúc hầm lườn vịt)

Lườn vịt 1 mảng

Sa sâm 30g

Ngọc trúc 30g

Sa sâm và ngọc trúc thái vụn, cho vào túi vải, buộc miệng túi lại; lườn vịt rửa sạch, thái miếng, xào trong chảo mỡ sôi, cho nước vào hầm chung với túi thuốc cho tới khi thịt chín. Uống thang, ăn thịt.

Dùng cho người bị ho phổi táo, miệng khô họng rộp, miệng khát tim bứt rứt. ..

Sa sâm chúc (cháo sa sâm)

Sa sâm 15g – 30g

Đường phèn vừa phải

Gạo lức 50 – 100g

Sắc sa sâm, bỏ bã lấy nước, sau đó cho gạo lức vào nấu cháo, cháo chín cho đường phèn vào đun thêm một lát. ăn khi đói.

Dùng cho người phế nhiệt âm thương, ho khan ít đờm, hoặc phế vị âm hư sinh ra ho lâu không có đờm, họng khô
miệng rộp, hoặc sau khi ốm dậy, tuyến nước bọt tổn thương, miệng luôn khô khát.

Sa sâm đồn nhục (Sa sâm hầm thịt nạc) Bắc sa sâm 15g

Ngọc trúc 15g

Sơn dược 15g

Thịt nạc 500 – 1000g

Bách hợp 15g

Thịt lợn rửa sạch, sắt miếng, cho nước vào hầm chung với các vị thuốc trên. Uống thang, ăn cả thịt và thuốc.

Dùng cho người khí âm bất túc, khí đoản khiếm lực, miệng khô muốn uống, ăn ít v.v…

Sa sâm tâm phế thang (thang sa sâm tim phổi lợn)

Sa sâm 15g

Phổi lợn 1 bộ

Ngọc trúc 15g

Hành 25g

Tim lợn 1 quả

Muối 3g

Sa sâm, ngọc trúc rửa sạch, cho vào túi vải, thắt miệng túi lại; tim, phổi lợn rửa sạch cho vào nồi đất cùng túi thuốc trên, thêm hành và nước vào, đun sôi, sau đó đun nhỏ lửa hầm khoảng 90 phút cho tim phổi lợn chín nhừ, cho muối và gia vị vào ăn.

Dùng cho người già phế hư bị bệnh ho, tân thương miệng khát, bí ỉa v.v…

Sa sâm câu kỷ chúc (cháo sa sâm, câu kỷ tử)

Sa sâm 15 – 20g – Hoa hồng nhung 3 – 5g

Câu kỷ tử 15 – 20g – Gạo lức 100g

Đường phèn vừa phải.

Sa sâm sắc lấy nước, cho gạo lức và câu kỷ tử vào nấu cháo. Khi nào gần được, cho hoa hồng nhung vào đun thêm một lát, cho đường trắng vào. Chia hai lần ăn lúc nóng.

Dùng cho người can âm bất túc, lườn đau âm ỉ, họng khô miệng rộp, đầu váng mắt hoa, luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu vì nhiệt v.v…

Sa sâm đường đản thang (thang trứng gà sa sâm đường phèn)

Bắc sa sâm 10g

Trứng gà 1 quả

Đường phèn 30g

Bắc sa sâm và trứng gà rửa qua, cho vào nồi đất cùng với đường phèn, đổ nước vừa phải, hầm nhỏ lửa. Sau khi sôi chừng 5 phút, vớt trứng ra đập bỏ vỏ, lại bỏ vào nồi đất, tiếp tục ninh 20 – 30 phút. Uống thang, ăn trứng.

Dùng cho người phế vị âm hư dẫn tới bệnh ho, ít đờm, khạc ra máu, đau cổ, miệng khát, không thiết ăn uống.

Sâm kỷ minh mục thang (thang thuốc sáng mắt sa sâm, kỷ tử)

Sa sâm 15g – Ngưu tất 9g (cỏ xước)

Câu kỷ tử 15g – Quyết minh tử 9g

Mật ong vừa phải

Sa sâm, câu kỷ, ngưu tất, quyết minh tử sắc lấy thang, nhào mật ong vào mà uống, ngày 1 thang. Uống liên tục một số thang.

Dùng cho người bị bệnh cao nhãn áp lâu ngày, mắt sưng, đầu nhức không chịu nổi, thêm cả chứng đau lưng mất ngủ, triều nhiệt đổ mồ hôi trộm, thị lực giảm v.v…

Sa sâm ngọc trúc nga nhục thang (thang thịt ngỗng, sa sâm, ngọc trúc)

Thịt ngỗng 250g – Ngọc trúc 15g

Bắc sa sâm 15g – Sơn dược 30g

Cho nước vào nấu chín, cho muối cho vừa mà ăn.

Dùng cho người tỳ âm bất túc, miệng khô muốn uống nước, ăn ít mà không đói, bụng sôi ỉa lỏng v.v…

Sa sâm trùng thảo báo ô qui (sa sâm, trùng thảo, ninh thịt rùa)

Rùa 1 con Sa sâm 60g

Đông trùng hạ khô thảo (gọi tắt là trùng thảo) 10g

Cho nước vào ninh làm thang, lấy muối, dầu ăn làm gia vị. Uống thang, ăn thịt rùa.

Dùng cho người thận tinh khuy tổn, di tinh, xuất tinh sớm v.v…

0/50 ratings
Bình luận đóng