Nhận định chung
Cân bằng toan kiềm có vai trò rất quan trọng đối với sự sống còn của cơ thể. Những biến đổi của nồng độ ion H (H+) dù rất nhỏ cũng đủ gây ra những biến đổi lớn các phản ứng trong tế bào, thậm chí có thể gây tử vong.
Thuật ngữ và các thông số trong cân bằng toan kiềm
PH
Là logarit âm của nồng độ [H+], đo bằng nmol/l.
Bình thường pH từ 7,35 – 7,45: trung bình là 7,4 ± 0,05.
Áp lực riêng phần CO2 (PCO2)
Tương ứng với nồng độ CO2 hoà tan trong huyết tương máu động mạch, đo bằng mmHg.
Bình thường PCO2 trong máu động mạch là 35 – 45 mmHg,. trung bình là 40 ± 5mmHg.
Nồng độ HCO3
Thường có 2 giá trị:
Kiềm chuẩn (SB-Standard Bicarbonat): là nồng độ HCO3 trong huyết tương máu động mạch đo ở điều kiện chuẩn: PCO3 = 40mmHg, độ bão hoà oxy 100% ở nhiệt độ 370C. Bình thường S.B = 24 ± 2mmol/l.
Kiềm thực: (aB-actual Bicarbonat): là nồng độ [HCO3] trong máu động mạch đo ở điều kiện thực tế. Bình thường aB là 22 – 26 mmHg.
Kiềm đệm (BB-buffer Base)
Là tổng các anion đệm của máu bao gồm [HCO3], HbO2, protein, HPO4–, NH3. bình thường.
Kiềm dư (BE-Base excess)
Là hiệu số của kiềm đệm thực và kiềm đệm trong điều kiện chuẩn. Bình thường BE = 0 ± 2mmol/l.
Áp suất oxy trong máu động mạch (PaO2)
Bình thường PaO2 = 80 – 100mmHg.
Độ bão hoà oxy trong máu động mạch (SaO2)
Trong điều kiện bình thường độ bão hoà oxy là 94 – 100%.
Lưu ý
pH, PaCO2, PaO2 đo bằng máy.
Các thông số còn lại có được qua tính toán dựa pH, PCO2, PO2, FiO2, T0, Hb.
Do đó, phải ghi các thông số FiO2, T0, Hb của bệnh nhân vào phiếu xét nghiệm thử khí máu để nhập vào máy đo khí máu thì kết quả mới chính xác.
Nếu không ghi, máy ngầm hiểu FiO2 = 21%, T0 = 370C, Hb = 15 g%.
AaDO2 = PAO2 – PaO2 = FiO2 (Pb – 47) – PACO2 – PaO2 = FiO2 (Pb – 47) – PaCO2 /R – PaO2. (R: thương số hô hấp).
Các bước đọc nhanh kết quả khí máu
Bước 1 – đọc pH
pH toan.
pH > 7,45 => kiềm.
pH bình thường: tính % thay đổi PCO2 và HCO3– so với trị số bình thường để quyết định rối loạn hô hấp hay chuyển hóa là chính.
Ví dụ 1:
pH: 7,39, PCO2: 30, HCO3–: 16, BE: – 4.
pH: 7,39: bình thường, PCO2 giảm 25%, HCO3– giảm 33% => toan chuyển hóa là chính.
Ví dụ 2:
pH: 7,45, PCO2: 30, HCO3–: 33, BE: + 6.
pH: 7,45: bình thường, PCO2 giảm 25%, HCO3– tăng 37,5% => kiềm chuyển hóa là chính, kèm kiềm hô hấp.
Ví dụ 3:
pH: 7,38, PCO2: 50, HCO3–: 28, BE: + 2.
pH: 7,38: bình thường, PCO2 tăng 25%, HCO3– tăng 16,6% => toan hô hấp là chính.
Bước 2 – đọc PaCO2
PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH => rối loạn về hô hấp.
PCO2 thay đổi cùng chiều với pH => rối loạn về chuyển hóa.
Ví dụ 1:
pH: 7,31, PCO2: 10, HCO3–: 5, BE: – 14, Na+ : 123, Cl– : 99
pH: 7,31 < 7,35: toan, PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH: rối loạn hô hấp => toan hô hấp.
Ví dụ 2:
pH: 7,24, PaCO2: 60, HCO3– : 32, BE: + 2.
pH: 7,24 < 7,35: toan, PaCO2 thay đổi ngược chiều với pH: rối loạn hô hấp => toan hô hấp.
Bước 3 – đọc kiềm dư (Base Excess:BE)
BE > 2: kiềm chuyển hóa.
BE < – 2: toan chuyển hóa (lưu ý HCO3– tùy thuôc vào thay đổ PCO2, trong khi BE thì không, tính Anion Gap => tổng hợp các rối loạn).
Công thức tính Anion gap: AG = Na – (HCO3– + Cl–). Bình thường AG = 12 ± 4 mEq/L.
Phân loại rồi loạn toan kiềm
Phân loại rối loạn toan kiềm
Bảng. Phân loại rối loạn toan kiềm
Sự bù trừ bình thường trong rối loạn toan kiềm
Bảng. Sự bù trừ trong rối loạn toan kiềm
Dựa trên thay đổi từ giá trị bình thường: HCO3– = 24 mmol/l, PaCO2 = 40mmHg.