Mục lục
I. ĐẠI CƯƠNG
Rò luân nhĩ là một dị tật tương đối phổ biến, có thể gặp ở những người có vành tai dị hình hoặc vành tai bình thường.
Nguyên nhân do sự hàn gắn thiếu sót giữa khe mang thứ nhất và khe mang thứ hai trong thời kỳ bào Bình thường ở tuần thứ 3 – 4 của phôi thai có 5 khe mang mỗi bên để hình thành các cơ quan ở đầu mặt cổ. Nếu bất thường sẽ có những đường rò khác nhau.
II. GIẢI PHẪU BỆNH
Đường rò có cấu tạo lớp ngoài bởi biểu mô lát tầng và biểu mô trụ tiết nhầy; dưới là nang lympho và tuyến mồ hôi. Do đó có cấu trúc giống cấu trúc da.
III. CHẨN ĐOÁN
* Ở bài này chỉ trình bày đường rò luân nhĩ
- Vị trí thông thường của rò là ở trước nắp tai hoặc trước đoạn lên của ghờ vành (rễ dụng Helix), có thể ở một bên hoặc cả hai bên
- Lỗ rò thường nhỏ bằng đầu kim, đường đi ngoằn nghèo về phía dưới ra sau, sát chân bám của sụn, tận cùng bằng một cùng đồ
- Rò bẩm sinh trước tai bình thường khô ráo, không có triệu chứng gì, nhưng đến khi đường rò chứa một chất nhầy đặc màu kem có mùi hôi thối mà chúng ta có thể nặn ra được. Thỉnh thoảng lỗ rò bị tắc và túi rò bị nhiễm trùng và gây áp xe.
IV. ĐIỀU TRỊ: có 2 phương pháp điều trị Rò luân nhĩ bẩm sinh ở tai
1. Nguyên tắc điều trị Rò luân nhĩ
- Phương pháp bảo tồn: do có cấu trúc giống cấu trúc của da nên người ta bơm những chất gây ăn mòn da (như NaOH 20%) vào đường rò làm cháy lớp biểu bì. Tuy nhiên thuốc vào đến các nhánh của đường rò có thể lọt ra ngoài túi rò sẽ gây viêm và hoại tử vùng xung quanh.
- Phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật lấy toàn bộ tổ chức rò trước đó có bơm Bleu Methylen vào đường rò – túi rò để dẫn đường bóc tách. Phải lấy hết đường rò và phân nhánh mới không bị tái phát.
Chú ý:
+ Động mạch thái dương nông lúc phẫu thuật.
+ Sau phẫu thuật phải dùng kháng sinh và thay băng nơi mổ ít nhất 1 lần/ngày để phòng ngừa viêm sụn vành tai.