Khái niệm
Răng yếu mỏi là chỉ khi nhai xé thực vật cảm thấy răng yếu mỏi vô lực. Sách Nhật hoa tử chư gia bản thảo đời Đường gọi là “Xỉ sở”, “Sở” tức là răng có cảm giác ghê như tiếp xúc vị chua. Trung quốc ý học đại tư điển có mục “Xỉ hàn” tức là loại “Răng mỏi do tiếp xúc vị chua”.
Chứng này với chứng “Chua miệng” khác nhau. Loại chua miệng là chỉ trong miệng có vị chua mà răng không có cảm giác nào khác thường còn chứng này là loại răng mềm yếu, sức nhai kém.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
- Răng yếu mỏi do Tỳ thận khí hư: Có chứng răng yêu mỏi gặp lạnh thì bệnh tăng và gặp nhiệt cũng có cảm giác khó chịu, thậm chí nhai xé yếu, mạch Trầm Nhược, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Răng yếu mỏi do phong lạnh từ ngoài ẩn náu: Có chứng răng yếu mỏi, gặp lạnh hoặc gặp phong thì bệnh tăng, ưa ăn đồ nóng, sợ ăn thức lạnh, mạch Huyền Khẩn, lưỡi nhạt tối, rêu lưỡi trắng trơn.
Phân tích
Điểm cộng đồng của hai chứng hậu nói trên là răng yếu mỏi, nhai xé yếu, lúc nặng lúc nhẹ. Răng yếu mỏi do Tỳ Thận khí hư thì chủ yếu là chính khí hư. Răng là bộ phận thừa của xương, Thận chủ về xương. Mặt khác răng với Vị có quan hệ mật thiết mà Vị với Tỳ lại là một đường màng nối liền. Tỳ Thận khí hư răng mất sự nuôi dưỡng cho nên yếu mỏi vô lực. Chứng Răng yếu mỏi do ngoại tà phong lạnh ẩn náu thì chủ yếu là tà khí ẩn náu. Tà khí phong lạnh ẩn náu ở răng thì yếu mỏi vô lực. Điểm khác nhau giữa hai loại này là: Loại trên phần nhiều gặp ở người cao tuổi lại có thời gian yếu mỏi quá dài, gặp đồ nóng đồ lạnh đều khó chịu chứ không có nhân tố dụ phát rõ rệt.Loại sau phần nhiều gặp ở lứa tuổi khỏe mạnh trung niên ưa nóng mà không sợ lạnh, ở vùng răng thường có cảm giác gió thổi. Răng yếu mỏi do Tỳ Thận khí hư điều trị nên kiện Tỳ bổ Thận dùng Hạch Đào nhân nhai nhỏ và nuốt cũng có thể giảm nhẹ và có thể dùng Thanh nga hoàn gia giảm mà điều trị. Loại Răng yếu mỏi do phong lạnh từ ngoài ẩn náu điều trị nên ôn kinh tán hàn cho uống Ma hoàng phụ tử tế tân thang.