Khái niệm
Răng đen khô sách Mạch kinh gọi là “Xỉ tiêu”, “Xỉ hốt biến hắc”. Sách Chư bệnh nguyên hậu luận lại có cái tên “Nha xỉ”, “Lịch xuẩn hậu”, “Xỉ hoàng hắc hậu”, “Lịch xuẩn hậu” và” Nha xỉ ám hắc”… Đến đời nhà Thanh, nhà Ôn bệnh học Diệp Thiên Sĩ lại càng coi trọng việc khám xét răng. Ông nói trong sách Nam bệnh biệt giám: “Răng khô mà không có cáu thì chết”. Răng khô mà có cáu là do Thận nhiệt, Vị cướp đoạt”. Trong sách Ôn bệnh điều biện thì lại cho loại răng “Xỉ hắc” xếp vào đặc trưng trọng yếu do tà nhiệt thâm nhập Hạ tiêu.
Răng đen khô với Răng đen khô có cáu khác nhau, loại sau là chỉ những cáu bẩn bám vào mặt răng, cạo đi thì hết ngay.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Răng đen khô do Hạ tiêu nhiệt thịnh: Có chứng răng khô đen nhiệt hãm vào sâu không khỏi, miệng khô lưỡi ráo, các ngón tay máy động, mạch Trầm Sác.
Răng đen khô do Thận nhiệt Vị bị cướp đoạt: Có chứng răng đen khô, bề mặt răng bám nhiều cáu bẩn, kiêm chứng họng khô khát nước phiền táo mất ngủ, hoặc bụng đầy táo bón, mạch Sác lưỡi tía.
Răng đen khô do phong lạnh ẩn náu ở đường kinh: Có chứng răng đen vàng mà khô ráo, kiêm chứng trồi chân răng, lưng gối yếu mỏi, tóc rụng, mạch Trầm Nhược, chất lưỡi tôi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng.
Phân tích
– Chứng Răng đen khô do Hạ tiêu nhiệt thịnh và chứng Răng đen khô do Thận nhiệt Vị bị cướp đoạt: cả hai đều là do nhiệt tà làm khô kiệt tân dịch ở trong gây nên, thường gặp ở giai đoạn cuối bệnh Ôn nhiệt. Nhưng loại trên so với loại sau nặng hơn. Răng đen khô do Hạ tiêu nhiệt thịnh là “Nhiệt tà vào sâu Hạ tiêu”. Nhiệt sâu, không giải được, tân dịch khô cạn răng mất sự tươi nhuận cho nên thấy răng đen khô. Yếu điểm biện chứng là: răng đen khô không có cáu bẩn, kiêm cả dấu hiệu muốn biến thành kinh quyết như chân tay máy động, mạch Trầm Sác… Điều trị nên theo phép hàm hàn cam nhuận dùng phương Nhị giáp Phục mạch thang. Chứng Răng đen khô do Thận nhiệt Vị bị cướp đoạt là do Thận nhiệt Vị táo, khí và dịch bị tiêu hao, răng không được tư dưỡng thì răng hiện sắc đen. Yếu điểm biện chứng là: Răng khô có nhiều cáu bẩn kiêm chứng phiền táo không ngủ được. Điều trị theo phép thanh Vị cứu Thận, cho uống Ngọc nữ tiễn. Nêu có chứng bụng đầy táo bón có thể điều trị bằng Điều Vị Thừa khí thang.
– Chứng Răng đen khô do phong lạnh ẩn náu ở đường kinh: Chứng này bôn trong thì do tủy hư huyêt thiếu không nuôi dưỡng được răng, bên ngoài thì do phong lạnh phạm vào đường kinh ẩn náu cả trong lẫn ngoài, răng khô không nhuận cho nên răng vừa vàng vừa đen, chính như sách Chư bệnh nguyên hậu luận có viết: ‘Thong lạnh lấn vào kinh mạch thì tủy xương và huyết hao tổn không vinh nhuận được răng cho nên răng đen sạm gọi là “Lịch xuẩn”. Yếu điểm biện chứng là: sắc răng vừa vàng vừa đen hoặc đen tôi mà khô ráo, kiêm chứng răng trồi lung lay, lưng gối yếu mỏi, tóc rụng là những chứng trạng do Thận tinh không đầy đủ. Điều trị theo phép điền tinh trừ phong dùng phương Địa cốt bì tán mà điều trị.
Răng đen khô phần nhiều gặp ở Ôn bệnh thời kỳ nhiệt cực thương âm, tiên lượng không tốt. Sách Mạch kinh xếp chứng Răng đen khô vào một loại chứng hậu chết như viết: “Người bệnh mắt không có tinh quang và răng có sắc đen, không chữa được”, “Người bệnh âm dương đều kiệt, răng như hạt đậu nhỏ chín nhừ mà mạch gấp gáp thì chết”. Lại nói “Răng người bệnh đột ngột biến màu đen thì khoảng 13 ngày sẽ chết”, “Người bệnh môi sưng và răng đen thì chết”… Nhưng chỉ cần chúng ta nắm vững được cơ chế bệnh và tích cực điều trị cũng có thể hy vọng.
Trích dẫn y văn
Răng là bộ phận cuối cùng của xương do tủy nuôi dưỡng, các mạch Thủ Dương minh, Túc Dương minh đều đi vào răng. Phong tà và hơi lạnh ẩn náu ở kinh mạch, tủy hư huyết yếu không nuôi dưỡng được xương đến nỗi khô ráo không nhuận cho nên răng biến mầu vàng và đen (Chư bệnh nguyên hậu luận – Xỉ hoàng hắc hậu).
Răng khô không có cáu thì chết (Răng khô là Thận thủy cạn kiệt, không có cáu là Vị dịch cũng cạn kiệt cho nên chết). Răng khô mà có cáu là Thận nhiệt Vị bị cưỡng đoạt (có cáu là hỏa thịnh mà khí dịch chưa kiệt, dùng Điều Vị Thừa khí để hạ bỏ Vị nhiệt nhẹ nhàng). Muốn dùng thuốc hạ nhẹ nhàng hoặc là dùng Ngọc nữ tiễn để thanh Vị cứu Thận cũng được (dùng trong trường hợp Thận thủy suy, (Nam bệnh biệt giám).