Ảnh hưởng của máu bẩm và nội phân tiết mất thăng bằng.

Có rất nhiều phụ nữ, sau khi sinh đẻ, thường không thể hồi phục lại thân hình thon thả như xưa. Tình hình này, phần nhiều là do nội phân tiết mất thăng bằng, sự thay cũ đổi mới của chất béo cao mức bình thường, khiến thân thể không ngừng mập ra, khi mập ra thì dễ hình thành máu bẩm (uế huyết). Khi có hiện tượng máu bẩm, thì càng dễ mập ra; đây là tuần hoàn tính ái sau khi sinh đẻ, dáng người đương nhiên không được khỏe đẹp như xưa.

Nội phân tiết mất thăng bằng sẽ dẫn đến tinh thần bất an. Trung khu tinh thần của não và trung khu thực dục (sức thèm ăn) có quan hệ mật thiết với nhau, sở dĩ trong lúc tinh thần bất an, sẽ luôn ảnh hưởng đến thực dục, đôi khi sức ăn không phấn chấn, đôi khi sức ăn lại rất vượng thịnh. Theo nghiên cứu, trong lòng bình tĩnh, lúc ăn nhai kỹ, nuốt chậm là một trong những điều kiện phòng ngừa chứng mập béo.

Đôi khi do chức năng thận mất thăng bằng hoặc cơ năng can kém, cũng sẽ khiến chất béo dưới da tích tụ mà trở thành béo phì.

Điều chỉnh nội phân tiết, loại trừ máu bẩm, phụ trợ cơ năng can, thận phục hồi bình thường, khống chế việc ăn uống thì có thể giảm béo phì. uống thuốc bắc, uống trà và vật lý trị liệu đều có thể tác dụng giảm cân.Trang phục khi đi làm công sở phù hợp

Phòng phong làm đẹp giảm phì khác

Vài năm gần đây, châm cứu giảm phì đã trở thành câu chuyện nóng bỏng. Trong đó phương pháp nhĩ châm thường được chọn dùng. Cách trị liệu bằng nhĩ châm của Trung Quốc, là châm kim trên các huyệt, đạo có thể khống chế thực dục (sức thèm ăn).

Có người vì sức ăn thịnh vượng mà không thể không chế tự mình, lại thích ăn vặt, vì vậy mà ngày càng mập ra. Những người này, trước tiên cần phải thay đổi thói quen ăn uống trước kia. Phương pháp nhĩ châm tuy không có tác dụng phụ nào, nhưng nếu ý chí giảm phì không kiên định được, trên phương diện cuộc sống không thể phối hợp, thì cũng rất khó thu được hiệu quả lý tưởng.

Nếu chỉ là giảm phì cục bộ, thì chỉ cần thực thi vận động và vỗ nhẹ cục bộ. Thí dụ đối với vùng bụng, vùng lưng, vai và cánh tay, vùng eo, đùi, chỉ cần kích thích vừa phải nhiều lần ổ những bộ vị ấy, nhất định có thể loại trừ chất béo, ức chế máu bẩm (uế huyết). Các Hậu phị cổ đại trong lúc tắm gộị vỗ nhẹ toàn thân, để khiến da thịt đạt được hiệu quả khỏe đẹp.

Ngoài ra, còn có thể tăng lượng vận động, như phương pháp đi bộ nhiều, xoa bóp, bấm huyệt để giảm phì. Lúc tắm gội, đối với những vùng cần giảm phì dùng bàn chải lông cọ nhẹ nơi ấy, để kích thích da dẻ, khiến thay cũ đổi mới thịnh vượng lên, cơ bắp căng ra, da dẻ co lại đạt đến hiệu quả khỏe và đẹp.

Những phương thuốc giảm béo phì

  1. PHƯƠNG KHIẾN LƯNG EO THON THẢ

Hiệu quả:

Khiến lưng eo thon thả, sắc mặt hồng hào, tươi sạch.

Thành phần dược liệu:

Đào hoa 300 sam.

Cách thực hiện:

Hái Đào hoa vào ngày mồng ba tháng ba của ba cây Đào để nơi mát cho khô, sau đó nghiền thành bột mịn, cho vào bình kín.

Cách dùng:

Uống khoảng 3 g bột thuốc trước bữa ăn mỗi ngày. Uống ba lần một ngày.

Giải thích:

Lý Thời Trân y gia đời Minh cho rằng: “Đào hoa tính chạy tiết hạ giáng, lợi đại trường, dùng chữa người khí thực bệnh đình ẩm, đại tiểu bế tắc (“Bản thảo cương mục”). Đào hoa còn công hiệu tẩy trừ đờm ẩm thấp trọc, tức là có thể “Lợi tức thủy đờm ẩm tích trệ” (“Bản thảo cương mục”) và còn làm cho đờm thấp trọc tà từ đại tiện mà ra, vì thế có thể khu trừ đờm ẩm thấp tà trong thời gian ngắn.

Trung y cho rằng, người mập mạp đa sổ là người đờm thấp nội thịnh, nên Đào hoa có thể đạt được hiệu quả giảm phì khá trong thời gian ngắn.

Phương thuốc này chỉ có một vị thuốc Đào hoa, Phòng phong lại cực kỳ giản tiện, đồng thời còn có thể làm cho da mặt hồng hào, tươi sạch, thu được hiệu quả nhất cử lưỡng tiện.

Nhưng khi sử dụng phương thuốc này nên chú ý: Lượng uống mỗi lần không nên quá nhiều, thông thường từ 0.5 – 1 gam là vừa, nhiều thì sẽ dễ xuất hiện tiêu chảy. Nếu sau khi ụống lâu ngày có hiện tượng đi tiêu lỏng, thì nên tạm ngưng sử dụng.

Ngoài ra, phương này không thể uống lâu ngày, hao âm huyết con người, làm tổn nguyên khí, thì chẳng thể nào làm tươi đẹp da mặt được (“Bản thảo cương mục”). Những người thể chất hư .nhược cũng không nên uống thuốc này.

  1. TRÀ

(“Bản thảo thập di”)

Hiệu quả:

Uống lâu ngày khiến con người gầy bớt, khử chất béo, làm cho con người ngủ ít.

Thành phần dược liệu:

Trà.

Cách thực hiện:

Dùng nước sôi pha trà.

Cách dùng:

Uống thường xuyên

Giải thích:

Trà còn gọi là “Minh” (tức trà hương). Đó là một trong ba loại thức uống lớn trên thế giới, uống trà có lịch sử lâu dài ở Đông phương. Cuốn “Trà kinh” của Lục Vũ đời Đường, là bộ trứ tác đầu tiên chuyên ‘môn nói về trà của Trung Quốc.

Sau đó, trong rất nhiều cuốn sách đều có đề cập đến luận thuật của trà, như trong cuốn ” Tuân sinh bát tiền” của Cao Liêm đời Minh thì có luận thuật về chủng loại trà, cách hái trà, ướp trà, sắc trà, thử trà, hiệu quả trà và bộ đọ trà.

Trà có rất nhiều chủng loại, phân loại theo cách gia công, đại thể’chia làm ba loại: Một là loại không lên men, tức trà xanh, như trà Long Tỉnh Tây Hồ nổi tiếng là thuộc loại này.

Hai là loại trà lên men, như trà Ô. Long Phúc Kiến nổi tiếng thuộc loại trà này. Còn một loại là trà lên men, tức là Hồng trà, trà Điên Hồng nổi tiếng của Vân Nam thuộc loại trà này. Khi dùng vào việc giảm phì, thì không thích hợp dùng loại .trà đã qua lên men, như loại Hồng trà.

Người thời xưa cho rằng, trà sau khi lên men tức là mất đi tính tẩy rửa, không thể giải khát, dễ thành đình ẩm; một khi đờm ẩm ngừng tụ, thì sẽ mập mạp thêm nên việc giảm phi thích hợp uống trà xanh. Ngoài ra, khi khát nhiều và sau khi uống rượu thì không nên uống trà, nếu không thì sẽ “Thủy nhập thận kinh, khiến vùng eo, chân, bàng quang lạnh đau, mắc bệnh phù thũng, co quắp và tê”.

Trà nên uống nóng, ngược lại lạnh thì đờm tụ (“Bản thảo thập di”), không lợi cho việc giảm phì. Trà có tác dụng giảm phì, là vì trà có thể lợi tiểu, khử đờm nhiệt (“Thần Nông thực kinh”), và có thể tẩy tất cả chất bẩn nhầy trong trường vị (“Bản thảo kinh sơ”).

Ngoài ra, theo sự ghi lại trong cuốn “Bản thảo thập di”, thì trà uống lâu dài, khiến con người gầy và khử chất béo, trong Cuốn “Tuân sinh bát tiên” nói rằng trà có thể trừ phiền, tiêu nhầy. Khi đờm nhiệt được tẩy sạch, dần nhầy được thanh giải, nên có thể giảm phì, làm cho dáng người thon thả. còn một số loại thức uống có tên gọi là trà, nhưng lại không phải chế từ trà, như trà Khổ Đinh, trà Tang Chi, trà Ý Dĩ, đều có tác dụng giảm phì. Như trong “Bản thảo tái tân” nói trà Khổ Đinh có thể tiêu thực hóa đờm, trừ phiền giải khát, lợi nhị tiện (đại, tiểu tiện), khử dầu nhầy”, cuốn “Y bộ toàn lục” thì cho biết trà Tang Chi có thể trục thấp, khiến người ta gầy bớt, người quá mập thích  hợp uống lâu dài.

  1. PHƯƠNG HÀ DIỆP KHÔI

(“Chứng trị yếu quyết”)

Hiệu quả:

Khiến cho cơ thể gầy bớt, lưng eo thon thả.

Thành phần dược liệu:

Hà diệp tươi (lá sen tươi).

Cách thực hiện:

Hà diệp tươi rửa sạch, cắt bớt cuống và mép, sau đó đem phơi khô, rồi xé trà thành mảnh vuông. Cho vào giữa chảo, trên đậy lại bằng một chảo khác nhỏ hơn, nơi tiếp nhau của hai chảo bít kín lại bằng đất vàng pha với nước muối và dán một tờ giấy trắng trên chảo nhọ, dùng để phán đoán độ lửa. Sau khi tất cả đều chuẩn bị xong thì có thể đốt lửa nung chế. Thời gian nung chế dài hay ngắn lấy lúc giấy trắng trở thành vàng khét làm chuẩn, đợi sau khi tờ giấy trắng đã vàng khét thì tắt lửa, để nguội hẳn mới lấy thuốc ra nghiền thành bột mịn là có thể sử dụng được.

Cách dùng:

Dùng nước cơm pha với bột để uống, ba lần một ngày.

Giải thích:

Hà diệp tức là lá của củ sen trong ao sen. Lá màu xanh, ‘CÓ vị thanh hương, có công dụng thanh lợi’thử thấp, thăng phát thanh dượng, nên vào mùa hạ trong dân gian có .thói quen dùng Hà diệp nấu cháo. Hà diệp còn có thể tán ứ cầm máu, bỏi thế có thể chữa được nhiều chứng bệnh ra máu. Ngoài ra, Hà diệp còn có thể trợ tỳ vị, tiêu thủy thũng (“Bản thảo cương mục”). Bởi do vị thuốc Hà diệp này giỏi về lợi thấp tiêu sưng và trừ chất béo, nên có thể giảm phì. Sau khi uống thuốc này có thể trừ được phần nước và chất béo dư thừa trong cơ thể, từ đó làm cho thân hình thon thả.

  1. PHƯƠNG THỰC LIỆU ĐÔNG QUA

(“Y bộ toàn lục”)

Hiệu quả:

Tiêu phi, khiến thân hình mềm mại. Thảnh phần dược liệu:

Đông qua (bí đao).

Cách thực hiện:

Dùng nấu canh hoặc làm dưa muối.

Cách dùng:

Ăn thường xuyên, những người muốn mập ra thì không nên dùng.

Giải thích:

Đông qua, trong “Thần Nông bản thảo kinh” gọi là “Bạch qua” và “Thủy chi”, trong cuống “Quảng Nhã” thì gọi là “Địa,chi”. Lý Thời Trân khen rằng “Cơm của Đông qụa có thể dùng nấu ăn, lại có thể cho mứt, hạt cũng ăn được.

Đông qua có thể dùng như rau quả. Đông qua vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, trừ bụng dưới thủy thũng, lợi tiểu (“Danh y biệt lục”) và tác dụng rõ rệt về kiện tỳ ích khí tiêu thủy.

Trường kỳ ăn Đông qua, có thể tiêu trừ phần.nước dịch thừa trong cơ thể, từ đó đạt được mục đích giảm phì. Món ăn này rất thích hợp với những người bình thường khí hư tỳ yếu, đồng thời kèm có hiện tượng béo bệu phù thũng.

Do dược tính của Đông qua hòa hoãn, cho nên khi sử dụng Đông qua, làm thuốc giảm phì cần ăn dùng lâu ngày mới có thể đạt được hiệu quả tốt.

0/50 ratings
Bình luận đóng