Bệnh loãng xương là bệnh diễn ra âm thầm và phải điều trị tích cực, lâu dài. Các thuốc để điều trị tích cực đều khá đắt tiền nên chi phí điều trị thường quá cao nên người bị bệnh loãng xương thường ít quan tâm phát hiện và điều trị.
Chính vì vậy việc phòng ngừa bệnh có ý nghĩa rất lớn, cả về mặt hiệu quả và kinh tế.
- Việc đầu tiên và quan trọng nhất là bảo đảm khối lượng xương đỉnh cao nhất lúc trưởng thành. Một người khỏe manh thường có khối lượng xương đỉnh cao nhất ở độ tuổi 20-30. Nếu khối lượng xương đỉnh tăng 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời. Vì vậy cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ protein và khoáng chất cho các bà mẹ khi mang thai (để em bé có bộ xương chắc khỏe “vốn liếng” tốt nhất), khi cho con bú (để đủ canxi cho sự phát triển của bộ xương của trẻ ngay từ đầu). Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất để nuôi dưỡng xương cho tất cả mọi người trong suốt cuộc đời.
- Cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, một nếp sống lành mạnh, năng động, kết hợp hài hòa giữa công việc hàng ngày, hoạt động thể lực, giải trí…, tránh các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới chuyển hóa canxi như: uống nhiều rượu, bia, cafe, hút thuốc, ăn kiêng quá mức, thụ động, ít vận động thể lực; tăng cường khẩu phần sữa trong chế độ ăn hàng ngày.
- Phát hiện, điều chỉnh các yếu tố nguy cơ và kiểm soát chặt chẽ các thuốc điều trị. Nếu cần sử dụng lâu dài các thuốc chứa Corticosteroid, thuốc chống co giật (Phenyltoin, ..), thuốc tiểu đường… cần bổ sung ngay vitamin D và canxi vì các thuốc này ảnh hưởng đến chuyển hóa của vitamin D và canxi.
- Ở phụ nữ mãn kinh một mặt tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, khuyến khích hoạt động thể lực và tập luyện ngoài trời, khuyến khích tham gia công tác và giao tiếp xã hội, mặt khác động viên và hướng dẫn chị em áp dụng liệu pháp hormone thay thế nếu có chỉ định và có điều kiện (điều kiện theo dõi, điều kiện kinh tế).
Phòng chống loãng xương ở phụ nữ trẻ
Từ tuổi 30, khối xương ở phụ nữ bắt đầu giảm dần. Vì vậy, để đề phòng loãng xương tuổi trung niên, chị em cần tạo lập những thói quen khỏe mạnh giúp xây dựng và củng cố xương ngay từ thời thiếu nữ.
- Hấp thụ đủ canxi. Bạn cần ít nhất 1.200mg khoáng chất này mỗi ngày. Các chuyên gia cho rằng nhiều phụ nữ hấp thụ chưa đủ một nửa lượng canxi trên, canxi có nhiều trong sữa chua ít béo (448mg mỗi cốc), sữa không kem (352mg mỗi cốc) và nước cam pha canxi (350mg mỗi cốc).
- Cắt giảm Chất này có thể can thiệp vào sự hấp thụ canxi. Với một cốc đồ uống soda chứa caffeine, cơ thể sẽ mất đi khoảng 4mg canxi. Vì vậy nên hạn chế dùng cà phê, trà hay nước soda mỗi ngày, tối đa cũng chỉ 2-3 cốc. Để bổ sung lượng canxi mất đi này, nên cho vào cà phê một chút sữa không kem hoặc uống thêm chút nước quả sau khi uống trà hoặc soda.
- Hạn chế muối trong các bữa ăn. Cơ thể thải muối qua thận và mang theo cả canxi. Lượng muối tối đa bạn cần mỗi ngày là 2.400mg. Nên đọc kỹ nhãn hàng hóa để ước tính lượng muối. Ví dụ, một gói mì tôm chứa 800mg muối, bằng 1/3 yêu cầu hàng ngày.
- Thực hiện những bài tập xây dựng xương. Nhảy thẳng người, như nhảy dây, là môn thể dục có tác động lớn nhất với việc củng cố và xây dựng xương. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ nhảy dây khoảng 300 lần mỗi tuần tăng được khối xương hông khoảng 2,8%. Theo thạc sĩ Christine thuộc Trung tâm nghiên cứu xương Đại học Oregon (Mỹ), việc nhảy lên hạ xuống gây sức ép với xương, khiến cơ thể thích ứng bằng cách bổ sung khối xương.
- Hàm lượng protein hợp lý. Chế độ ăn uống quá nhiều hoặc ít protein đều có liên quan đến sự giảm hàm lượng xương. Bạn cần khoảng 50 gam protein mỗi ngày và có thể hấp thụ đủ lượng protein đó với 0,1 kg cá biển, 2 cốc sữa chua ít béo và 1 quả trứng. Những nguồn thực phẩm giàu protein khác gồm thịt nạc, thịt gà đã lọc da, đậu phụ và sữa chua không kem.
- Hạn chế Vitamin Theo nghiên cứu gần đây của Đại học Boston (Anh), những phụ nữ hấp thụ hàm lượng Vitamin A cao ở dạng retinol (2.000mcg hoặc 6.600 IU mỗi ngày) có nguy cơ gãy xương hông do mất xương cao nhất, ở hàm lượng cao.