Sự giảm gãy xương không thể đánh giá dựa trên các nghiên cứu đối đầu trực tiếp giữa các thuốc khác nhau. Do đó không thể so sánh hiệu quả điều trị giảm gãy xương giữa thuốc này với thuốc khác một cách trực tiếp. Tuy vậy vẫn có một số nhưng không phải là tất cả các trường hợp các biện pháp can thiệp cho thấy có thể bảo vệ chống gãy xương cột sống và gãy xương khác ngoài cột sống (nhất là gãy cổ xương đùi). Đây là điều quan trọng để phân biệt vì khi gãy xương ở một vị trí nào đó xảy ra thì nguy cơ gãy xương ở bất kì vị trí nào cũng sẽ tăng đáng kể. Việc điều trị phòng, chống gãy xương ở tất cả các vị trí phải được đặt ra nhất là ở cột sống thắt lưng và cổ xương đùi là 2 vị trí hay gặp gãy xương do loãng xương.

Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống
Loãng xương làm tăng nguy cơ gãy xương nhất là ở cổ xương đùi và cột sống

Có bằng chứng cho thấy tác dụng bảo vệ chống gãy xương của các thuốc: Alendronate, risedronate, strodium, ralelate ở phụ nữ sau mãn kinh bị loãng xương, và những phụ nữ bình thường điều trị bằng hormone thay thế.

Hiệu quả điều trị bằng thuốc với loãng xương cột sống và ngoài cột sống, cổ xương đùi của một số thuốc.

ThuốcCột sốngNgoài cột sốngCổ xương đùi
Alendronate+++
Resedronate+++
Ibnandronate++*K
Etidronate++*K
HRT+K+
Raloxifene+KK
Calcitriol+*KK
Calcitonin+*KK
Teriparatide++K
PTH (1-84)+KK
Strontium ranelate+++
Zoledronate+++

+ Giảm nguy cơ gãy xương

+* Không thống nhất về bằng chứng

K: Không có bằng chứng thích hợp

Khả năng dung nạp và tính an toàn của thuốc là yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn các biện pháp điều trị loãng xương.

Điều trị thường kéo dài (ít nhất là 5 năm) không liên quan nhiều đến thay đổi các triệu chứng của loãng xương, nhưng có thể xuất hiện các biểu hiện tác dụng phụ do thuốc. Do đó cần thiết phải lựa chọn cẩn thận trước khi quyết định các biện pháp điều trị phù hợp.

Chế độ điều trị liên tục có thể lựa chọn cho nhiều phụ nữ.

Các biểu hiện nguy cơ ngoài hệ thống cơ xương, các lợi ích là những yếu tố quan trọng trong khi quyết định điều trị hormone thay thế (HRT) hoặc Raloxifene, vấn đề này sẽ trình bày chi tiết ở phần sau. Tuy vậy các bằng chứng hiện tại cho thấy lợi ích và nguy cơ của biện pháp điều trị hormone thay thế ít thuận lợi hơn so với những gì mà người ta đã tin tưởng trước đây do đó liệu pháp này có vẻ ít được dùng trong điều trị loãng xương.

Giá thành điều trị cũng là vấn đề đối với nhiều bệnh nhân phải điều trị liên tục, kéo dài, là yếu tố cần tính toán khi lựa chọn thuốc điều trị. Các nghiên cứu phân tích giá thành điều trị của các loại thuốc khác nhau cho thấy Biphosphonate, Strontium ranelate và Raloxifene là có giá hợp lý trong điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, chưa gãy xương và những người có nguy cơ gãy xương cao.

0/50 ratings
Bình luận đóng