Tên khác: viêm hạch bạch huyết do lao, bệnh tràng nhạc

Định nghĩa

Viêm hạch bạch huyết cấp tính hoặc bán cấp tính hoặc mạn tính do lao.

Bệnh sinh

Do vi khuẩn lao lan tràn theo đường máu hoặc đường bạch huyết tới hạch bạch huyết, nói chung vi khuẩn hay lan tràn trong thời kỳ hậu sơ nhiễm. Có thể là một biến chứng của tình trạng suy giảm miễn dịch.

Giải phẫu bệnh

Người ta phân biệt một thể phì đại, trong đó bản chất lao hạch được xác định nhờ phát hiện thấy trực khuẩn Koch trong dịch chọc hút từ hạch bị sưng, và một thể đặc hiệu bệnh lao trong đó các hạch bị nhiễm lao kết tụ thành đám và bã đậu hoá.

Triệu chứng

Bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ vị thành niên, lao hạch biểu hiện bởi sưng hạch bạch huyết không đau, hạch bị sưng thường ở vùng cổ, nhưng cũng có thể ở các vùng khác.

LAO HẠCH Cổ: thường là các hạch ở chuỗi ức đòn chũm và dưới hàm. Khi hạch bị viêm cả hai bên thì tổn thương cũng không đối xứng. Sờ nắn thấy có nhiều hạch rắn di chuyển dưới tay, không đau, có kích thước không đều nhau. Những hạch này có thể tự thu nhỏ lại, hoặc giữ nguyên tình trạng, hoặc kết tụ với nhau và dính vào lớp mô ở sâu hơn.

Những hạch lao sẽ mềm dần và tạo thành các apxe lạnh, sờ núng nính, rồi chẳng bao lâu rò ra ngoài da. Mủ chảy từ hạch bị rò qua một lỗ có bờ nham nhở, màu tím; mủ có đặc tính màu hơi vàng và vón cục. Bội nhiễm bởi các vi khuẩn thông thường có thể làm cho hạch tạm thời có vẻ như một apxe nóng.

LAO HẠCH NÁCH: Lao hạch bạch huyết ở nách ít gặp và nói chun^ thường kết hợp với lao hạch ở cô. Lao hạch bẹn hiếm gặp.

LAO HẠCH TRUNG THẤT: hầu như bao giờ cũng là thứ phát sau sơ nhiễm lao.

CÁC THỂ KHÁC

  • Lao bạch huyết lan toả cấp tính, ảnh hưởng tới cả tình trạng toàn thân.
  • Sưng nhiều hạch bạch huyết nhỏ: là thể lao hạch lành tính, không bao giờ rò.
  • U lympho do lao: khối hạch bạch huyết duy nhất, to lớn, mật độ khá mềm, ít thay dổi và không bị rò.

Chẩn đoán

Dựa vào hình thái của hạch bị sưng, vào phản ứng bì tuberculin dương tính, vào những tổn thương lao khác đã xuất hiện từ trước hoặc đang có, và vào xét nghiệm thấy trực khuẩn Koch trong mủ lấy được bằng chọc dò hạch (soi trực tiếp và cấy). Đôi khi cần làm sinh thiết hạch để khẳng định chẩn đoán. Chẩn đoán phân biệt cũng giống với các bệnh sưng hạch bạch huyết khác.

Điều trị

Thuốc kháng sinh theo đường toàn thân (xem: thuốc chống lao), bổ sung bằng phẫu thuật cắt bỏ hạch tuỳ theo diễn biến của bệnh.

0/50 ratings
Bình luận đóng