Định nghĩa

Là một nhóm những bệnh có đặc tính là khối lượng hồng cầu bị giảm tuyệt đối, dẫn tới:

  • Nồng độ hemoglobin trong máu thấp dưới 14 g/dl ở nam giới, và dưới 12 g/dl ở nữ giới.
  • Số lượng hồng cầu thấp dưới 4,5 triệu trong 1 μl máu ở nam giới, và dưới 4,0 triệu ở nữ giới.
  • Hematocrit thấp dưới 40% à nam giới, và dưới 37% ở nữ giới.

Căn nguyên

Bệnh thiếu máu có những nguyên nhân sau đây, hoặc đơn thuần hoặc phối hợp:

  • Do xuất huyết cấp hoặc mạn tính.
  • Do giảm sinh sản hồng cầu (xem: hồng cầu, giảm sinh sản).
  • Do tăng phá huỷ hồng cầu (xem: tan máu hoặc tan hồng cầu).

Triệu chứng

Các biểu hiện lâm sàng của bệnh thiếu máu, dù là do nguyên nhân nào, cũng phụ thuộc chủ yếu vào sự giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, dẫn tới giảm oxy ở tế bào, và tăng lưu lượng tim bù trừ.

TÁI NHỢT: thường rõ rệt nếu nồng độ hemoglobin thấp dưới 9 g/dl; tái nhợt nhìn thấy rõ nhất là ở kết mạc mí mắt, ở môi và móng tay chân.

CÁC TRIỆU CHỨNG CHỦ QUAN: bệnh nhân cảm thấy yếu, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, nhìn như thấy ruồi bay ở phía trước mắt, xu hướng dễ bị ngất, đôi khi trỏ nên dễ bị khích thích hoặc ngủ lơ mơ.

KHÓ THỞ VÀ NHỊP TIM NHANH: trong trường hợp thiếu máu nhẹ thì tăng lưu lượng tim chỉ đủ bù trừ khả năng vận chuyển oxy của máu bị giảm trong lúc bệnh nhân nghỉ ngơi, nhưng khi gắng sức thì bệnh nhân cảm thấy hồi hộp, tim đập nhanh và khó thở. Trong trường hợp thiếu máu nặng thì có những dấu hiệu suy tim và tim bị giãn.

RỐI LOẠN TIÊU HOÁ: chán ăn, nôn, ỉa chảy.

VÔ KINH XẢY RA ở phụ nữ và bất lực ở nam giới.

SỐT CÓ THỂ cao và chuyển hoá cơ bản tăng.

VÀNG DA VÀ LÁCH TO xảy ra trong một số thể thiếu máu.

Điều trị

Tuỳ theo thể thiếu máu, điều trị phải đặc hiệu và chính hiệu quả đạt được thường khẳng định chẩn đoán. Trong bệnh thiếu máu ác tính, điều trị phải tiếp tục suốt đời.

Bảng 3.2. Chẩn đoán bệnh thiếu máu

Thiếu máu đẳng sắc hồng cẩu bình thường (giảm tái tạo, với giảm hồng cầu lưới trong máu): thiếu máu do suy tuỷ xương, thường phối hợp với giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu; tuỷ xương nghèo nàn.

  • Thiếu máu bất sản hoặc giảm tái tạo, thiếu máu dai dẳng mắc phải, thiếu máu huỷ tuỷ xương.
  • Thiếu máu do nhiễm độc tuỷ xương, do tác nhân vật lý (bức xạ) hoặc xâm lấm (ung thư, các bệnh máu ác tính)
  • Thiếu máu trong các bệnh mạn tính, suy thận hoặc suy gan, phù niêm.

Thiếu máu tan máu (tăng tái tạo, với tăng hổng cầu lưới trong máu tới trên 100.000/pl).

TAN MÁU BÁN CẤP HOẶC MẠN TÍNH: vàng da nhẹ nhưng phân không bị nhạt màu, thường có lách to, tăng bilirubin tự do và tăng nguyên hồng cầu ở tuỷ xương.

  • Tan máu do hồng cầu không bình thường: gặp trong các trường hợp: hemoglobin niệu kịch phát ban đêm và các bệnh di truyền với màng hổng cau không bình thường (hồng cầu hình cầu, hồng cầu hình bầu dục), rối loạn tổng hợp hemoglobin (bệnh huyết cầu tố, bệnh thiếu máu vùng biển) hoặc rối loạn hoạt động enzym hồng cầu (pyruvat-klnase, glucose-6-phosphat dehydrogenase hoặc G6DP).
  • Tan máu ngoại hống cầu: thiếu máu tự miễn (kháng thể nóng hoặc lạnh), gãy miễn dịch cùng loài giữa mẹ và phôi (bệnh hồng cầu phôi thai), tăng năng lách, xơ gan, urê huyết, nghiện rượu, ung thư, hổng cầu tăng tính dễ vỡ (thay van tim nhân tạo, bệnh vl mạch máu huyết khối, bệnh đông máu nội mạch).

TAN MÁU NỘI MẠCH CẤP TÍNH: truyền không đúng nhóm máu, nhiễm khuẩn huyết, bệnh sốt rét, bệnh lupus ban đỏ rải rác, urê huyết, rắn cắn, ngộ độc và mẫn cảm thuốc hoặc với thực vật.

CHÚ Ý: trong chẩn đoán bệnh thiếu máu, sai lầm hay gặp nhất là không biết nguyên nhân: ung thư (mất máu kín đáo, suy tuỷ xương, đình lưu sắt, tan huyết), các bệnh máu ác tính, các bệnh của bộ máy tiêu hoá và của tử cung dễ gây ra chảy máu nhiều lần, hội chứng ruột kém hấp thu (thiếu máu thiếu dinh dưỡng), các bệnh nhiễm khuẩn và bệnh ký sinh trùng, suy thận, suy gan, các bệnh nội tiết (ví dụ nhược năng tuyến giáp) và ngộ độc. Những trường hợp thiếu máu không tìm được nguyên nhân cần phải khám lâm sàng và X quang thật chuyên sâu.

Thể tích trung bình của hồng cầu (VGM)Nồng độ trung bình của hemoglobin trong hồng cầuCăn nguyênXét nghiệm cận lâm sàng
THIẾU MÁU HỒNG CẦU NHỎ NHƯỢC SẮCDưới 82 fl (fl = 1×1 o-15 lít)Dưới 32%Thiếu máu thiếu sắtGiảm sắt huyết thanh

Khả năng gắn sắt toàn phần tăng

Hồng cầu lưới giảm

Thiếu máu vùng biểnHemoglobin F, A2, H, s Hồng cầu lưới tăng
Thiếu máu nguyên hồng cầu sắt (có thể hồng cầu bình thường)Nguyên hồng cầu sắt tăng trong máu

Tăng sắt huyết thanh Độ bền hồng cầu tăng

THIẾU MÁU HỒNG CẦU BÌNH THƯỜNG ĐẲNG SẮCGiữa 82 và 98 fl3Giữa 32 và 36%MỚI bị xuất huyết

Thiếu máu tan máu tự miễn

Tăng sản tuỷ xương Tăng hồng cầu lưới Test Coombs +

Tăng hồng cầu lưới

Tăng bllirubin huyết gián tiếp

Thiếu máu trong những bệnh mạn tínhGiảm sắt huyết thanh Giảm khả năng gắn sắt
Thiếu máu bất sảnGiảm bạch cầu Tuỷ xương nghèo nàn
THIẾU MÁU HỒNG CẦU TO ĐẲNG SẮCTrên 98 flTrén 36%Thiếu vitamin B12Máu: hồng cầu khổng lổ

Tuỷ xương: Nguyên hồng cầu khổng lổ

Test Schilling dương tính

Thiếu acid folicGiảm folat trong hồng cầu

Tăng phá huỷ và Giảm sinh sản hồng cầu

Tăng phá huỷ

TAN HUYẾT CH YẾU NGOÀI MCH MÁU Các bnh huyết sc t

Thiếu máu tan máu t min

Bnh hồng cu hình cầu di truyn

Tăng năng lách, hi chng Banti

Suy gim enzym pyruvat-kinase

TAN HUYT CH YẾU NI MCH MÁU Phn ng sau truyn máu Thiếu máu tan máu nhim đc Thiếu máu do chn thương hng cu Hemoglubin niu kch phát Suy gim G6PD Bnh st rét Bng năng

Gim sinh sn

THIẾU MÁU GIM SINH SN HỒNG CẦU

Thiếu máu bt sn

Thiếu máu trong các bnh mn tính

Suy thn mn tính (urê huyết)

Các bnh nhim khun và viêm

Các bnh ni tiết (ví d phù niêm)

Ung thư

Thiếu máu trong trường hp ng đc bi kim loi năng (ví d ng đc thu ngân)

HỒNG CU BIT HOÁ KHÔNG BÌNH THƯỜNG

Thiếu máu nguyên hng cu khng l

Do thiếu vitamin B12

Do thiếu acid folic

Thiếu máu nguyên hng cu st (dai dng) Thiếu máu min bin

0/50 ratings
Bình luận đóng