TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CHẨN ĐOÁN BẰNG XÉT NGHIỆM

  1. Tác nhân gây bệnh:

Là giun tóc (Trichocephalus trichiuris). Đó là những giun tròn, nhỏ, con đực dài 2,5-3cm, con cái dài 4-5cm, có đuôi hình xoắn ốc. Giun tóc sống ở mang tràng và những đoạn gần đó của ruột non và ruột già. Bám vào thành ruột bằng dầu nhọn, nhỏ (như sợi tóc), xuyên sâu vào lớp niêm mạc.

Con cái đẻ trứng (đến 2.000 trứng trong một ngày), được thải ra cùng với phân ở giai đoạn chưa phát triển hết. Sự phân chia của trứng và sự phát triển của ấu trùng đến giai đoạn nhiễm xẩy ra ở môi trường bên ngoài khi có các điều kiện thuận lợi. Thời gian trứng chín là 15-120 ngày, tuỳ theo nhiệt độ (15-30°) và độ ẩm của đất. ở nhiệt độ 35° quá trình này xảy ra nhanh hơn 11 ngày, nhưng có đến 50% trứng bị chết, ở nhiệt độ thấp hơn, thời gian phát triển của trứng sẽ kéo dài (đến 19 ngày ở 25°, 57 ngày ở 20°). Để cho trứng chín được ở môi trường bên ngoài có độ ẩm thích hợp, thì nhiệt độ của đất có một ý nghĩa lớn.

Điều kiện bắt buộc để trứng phát triển được là phải có oxy. Trong môi trường không có oxy, trứng không phát triển nữa, tuy còn sống một thời gian nữa (10 ngày ở 30°) và lâu hơn ở nhiệt dộ thấp hơn.

Những trứng vừa mới đẻ ra rất nhạy cảm đối với sự thiếu oxy và khô hanh. Trứng giun tóc sau một thời gian ở môi trường bên ngoài, sẽ chịu dược khô hanh và ánh nắng mặt trời mọc trực tiếp ; điều này là do tính chất của vỏ bọc trứng, vỏ bọc này càng ở ngoài càng lâu, thì càng trở nên không thẩm thấu đối với nước. Ngoài ra màu nâu tự nhiên của trứng sẽ thẫm khi trứng ở trong phân và làm cho trứng càng chịu đựng được bức xạ mặt trời. Chính vì vậy mà trứng giun tóc bền vững hơn trứng giun đũa.

Trứng giun tóc cũng chịu được tác dụng của các chất tẩy uế hoá học.

+ Bệnh sinh: Trứng giun chín, theo thức ăn hoặc tay bẩn xâm nhập vào cơ thể người qua miệng, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi vỏ bọc nhờ đuôi xoắn, xâm nhập đầu tiên vào các tuyến Lieberkuhn, rồi bám vào thành ruột bằng đầu nhọn. Sự phát triển từ ấu trùng nở ra khỏi trứng thành giun đẻ trứng lần đầu tiên, được hoàn thành trong một tháng. Giun tóc có thể sống trong cơ thể người đến 5 năm.

+ Các biểu hiện lâm sàng chung và tại chỗ tuỳ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể, vào ảnh hưởng cơ học và độc tính của giun đối với cơ thể, vào phương thức sống của giun (hút máu) và khả năng xẩy ra nhiễm giun thứ phát khi ruột bị chấn thương. Những quá trình bệnh lý diễn ra ở vùng ruột non nối với ruột già (iléo-coecal) có thể dẫn tới những biến đổi phản xạ ở gan và dạ dày (loét, tắc mật).

Nhiễm giun tóc có thể nặng hoặc nhẹ. Nhiễm nhẹ có thể không có triệu chứng.

  1. Chẩn đoán bằng xét nghiệm:

Chẩn đoán bệnh giun tóc dựa vào sự phát hiện trứng trong phân và những triệu chứng làm nghi ngờ mắc bệnh giun tóc. Kết quả âm tính không phải luôn luôn là một bằng chứng xác thực, vì có thể là giun đã thôi không đẻ trứng nữa. Phản ứng miễn dịch cho những kết quả trái ngược nhau, và không thể dùng để chẩn đoán.

QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỄM

  1. Nguồn truyền nhiễm:

Nguồn truyền nhiễm giun tóc là người, nhưng trứng giun tóc cần phải chín ở trong đất, nghĩa là ở ngoài cơ thể. Cho nên không thể lây bệnh từ người bệnh sang người lành bằng tiếp xúc trực tiếp.

  1. Các yếu tố truyền nhiễm:

Cơ bản là đất và nước bị nhiễm trứng giun. Ruồi và tay bẩn cũng có một vai trò nhất định trong việc truyền bệnh.

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ

Đặc điểm dịch tễ học của bệnh giun tóc giống bệnh giun đũa. Bệnh giun tóc cũng phổ biến trên trái đất, trừ những đất cát nóng khô. Bệnh thấy ở nông thôn nhiều hơn thành thị.

Hay bị mắc bệnh nhất là những người làm vườn, những công nhân vệ sinh (móc cống, đổi thùng).

Vấn đề bệnh giun tóc phổ biến theo ổ còn ít được nghiên cứu, các yếu tố xã hội, sinh hoạt cũng giữ một vai trò như bệnh giun đũa.

BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH

Chủ yếu là các biện pháp vệ sinh cũng như ở bệnh giun đũa

Hiện nay, người ta điều trị bệnh giun tóc bằng hexyl-resorcinol, heptylresorcinol.

0/50 ratings
Bình luận đóng