Có nhiều cách phân loại bệnh Đái tháo đường. Ở đây chỉ xin giới thiệu một số cách phân loại cơ bản. Ví dụ, cách phân loại theo nhu cầu điều trị.

  • Thể cần insulin để tồn tại.
  • Thể cần insulin để chuyển hoá.

Những trường hợp này vẫn còn insulin nội sinh, nhưng không đủ để bảo đảm và duy trì tình trạng chuyển hoá bình thường của cơ thế. Trong thực hành lâm sàng đây là những đối tượng có thể điều hoà lượng glucose máu bằng chế độ ăn, chế độ luyện tập hoặc dùng thuốc uống, không cần insulin.

  • Thể không cần đến insulin.

Phân loại mới của WHO dựa theo typ bệnh căn hiện đang được sử dụng rộng rãi.

Đái tháo đường typ 1

“Là hậu quả của quá trình huỷ hoại các tế bào beta của đảo tuỵ. Hậu quả là cần phải sử dụng insulin ngoại lai để duy trì chuyển hoá, ngăn ngừa tình trạng nhiễm toan ceton có thể gây hôn mê và tử vong”. Có thể có các dưới nhóm như sau:

  • Đái tháo đường qua trung gian miễn dịch:

Trước đây còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường typ 1, đái tháo đường tuổi vị thành niên…. Thể loại này được đặc trưng bởi sự có mặt của các kháng thể như ICA, anti- GAD, IA-2 hoặc kháng thể kháng insulin. Người ta thường gặp các bệnh tự miễn khác kết hợp như bệnh Basedow (Grave’s disease); viêm tuyến giáp tự miễn dịch mạn tính Hashimoto, bệnh Addison. Tỷ lệ tế bào beta bị phá huỷ ở nhóm này rất khác nhau, có thể mức độ phá huỷ rất nhanh và rất cao ở trẻ nhỏ nhưng lại rất chậm ở người trưởng thành, thể LADA.

  • Đái tháo đường typ 1 không rõ nguyên nhân:

Thể này thường gặp ở châu Phi và châu Á.

Đái tháo đường týp 2

Các thể đặc biệt khác

Khiếm khuyết chức năng tế bào beta do gen

  • Nhiễm sắc thể thứ 20, HNF-4a (MODY 1).
  • Nhiễm sắc thể thứ 7, glucokinase (MODY 2).
  • Nhiễm sắc thể thứ 12, HNF-la (MODY 3).
  • Nhiễm sắc thể thứ 13, IPF-1 (MODY 4).
  • ADN ty thể 3243.
  • Các loại khác.

Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen

  • Kháng insulin typ A.
  • Hội chứng Leprechaunism.
  • Hội chứng Rabson – Mendenhall.
  • Đái tháo đường có teo mỡ.
  • Các loại khác.

Bệnh lý của tuy ngoại tiết

  • Bệnh lý tuỵ do xơ- sỏi tuỵ.
  • Viêm tuỵ.
  • Chấn thương/ cắt bỏ tuỵ.
  • Bệnh u tuỵ
  • Các nang tuỵ bị xơ hoá.
  • Bệnh nhiễm sắc tố sắt.
  • Các bệnh khác.

Do các bệnh nội tiết khác

  • Hội chứng Cushing.
  • To đầu chi (acromegaly).
  • u tuỷ thượng thận gây tăng tiết catecholamin (Pheocromoyto
  • u tiết glucagon.
  • Cường năng tuyến giáp.
  • u tiết somatostatin.
  • Các loại khác.

Nguyên nhân do thuốc hoặc hoá chất khác

  • Acid nicotinic.
  • Hormon tuyến giáp.
  • Chất đồng vận a- adrenergic.
  • Chất đồng vận P-adrenergic.
  • Liệu pháp interferon a.
  • Các loại khác.

Nguyên nhân do nhiễm trùng

  • Nhiễm Rubella bẩm sinh.
  • Nhiễm Cytomegalovirus.
  • Các nhiễm trùng khác.

Các thể ít gặp của đái tháo đường qua trung gian miễn dịch

  • Hội chứng tự kháng thể kháng insulin.
  • Kháng thể kháng thụ thể insulin.
  • Hội chứng “Người cứng” (Stiff Man).
  • Các thể ít gặp khác.

Các hội chứng về gen khác

Các hội chứng này đôi khi kết hợp với bệnh đái tháo đường.

  • Hội chứng Down.
  • Mất điều vận có tính gia đình (Friedreich’s ataxia).
  • Múa vờn Huntington.
  • Hội chứng Klinefelter.
  • Hội chứng Lawrence-Moon-Biedel.
  • Loạn dưỡng cơ.
  • Rối loạn chuyển hoá porphyrin.
  • Hội chứng Prader-Willi.
  • Hội chứng Turner.
  • Hội chứng Wolfram.
  • Các tổn thương hiếm gặp khác.

Đái tháo đường thai kỳ

0/50 ratings
Bình luận đóng