Nhận định chung
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gọi là trẻ đẻ non khi trẻ sinh ra < 37 tuần thai (259 ngày), sơ sinh rất non khi < 33 tuần thai và sơ sinh cực non khi < 28 tuần thai. Trẻ sơ sinh “có thể sống” bắt đầu từ 22 tuần thai hoặc cân nặng < 500g.
Trẻ đẻ non chiếm khoảng 5% trẻ sơ sinh, sơ sinh cực non chiếm 1-1,5%.
Thường ghi nhận các nguyên nhân sau:
Phụ nữ < 16 tuổi hoặc trên 35 tuổi.
Đa thai.
Nhiễm trùng: nhiễm trùng trong tử cung, viêm màng ối,mẹ nhiễm trùng đường tiểu, cúm, sốt vàng…
Ối vỡ non.
Tai biến chảy máu: khối máu tụ sau nhau, nhau bong non, nhau tiền đạo.
Đa ối.
Bất thường tử cung: hở eo cổ tử cung, dị tật tử cung.
Bệnh lý mạch máu nhau: nhau tiền đạo, suy dinh dưỡng bào thai.
Suy thai (thiếu ôxy).
Mẹ tiểu đường.
Bất đồng Rhesus.
Bệnh lý mẹ nặng: tim, hô hấp, ung thư, chấn thương…
Tình trạng kinh tế xã hội thấp: được tính bằng thu nhập gia đình, trình độ học thức, vùng địa lý, tầng lớp xã hội và nghề nghiệp.
Các vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non
Hô hấp
Có thể có các biểu hiện sau:
Suy hô hấp nặng tại phòng sinh do kém thích nghi sau đẻ.
Hội chứng suy hô hấp cấp do thiếu Surfactant và chưa trưởng thành phổi.
Cơn ngừng thở do trung tâm hô hấp chưa trưởng thành.
Loạn sản phổi, bệnh Winson-Mikity và bệnh phổi mãn tính do sinh non.
Thần kinh
Trẻ đẻ non có nguy cơ cao đối với các vấn đề thần kinh:
Ngạt chu sinh.
Xuất huyết nội sọ.
Tim mạch
Hạ huyết áp:
+ Giảm thể tích.
+ Rối loạn chức năng tim.
+ Giãn mạch do nhiễm trùng huyết
Còn ống động mạch.
Huyết học
Thiếu máu.
Tăng bilirubin máu.
Dinh dưỡng
Trẻ đẻ non thường kém dung nạp sữa và có nhu cầu dinh dưỡng khác biệt với trẻ đủ tháng, do đó cần chú ý đặc biệt đến thành phần, năng lượng, thể tích, đường cho ăn.
Dạ dày ruột
Trẻ đẻ non có nguy cơ cao viêm ruột hoại tử.
Chuyển hóa
Thường gặp là rối loạn chuyển hóa glucose và canxi.
Thận
Thận chưa trưởng thành có đặc tính là tỷ lệ lọc của cầu thận thấp, cũng như chưa có khả năng xử lý nước, điện giải.
Điều hòa thân nhiệt
Dễ bị hạ thân nhiệt và tăng thân nhiệt.
Miễn dịch
Do thiếu hụt các phản ứng hóc môn và tế bào, trẻ đẻ non có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn trẻ đủ tháng.
Mắt
Bệnh võng mạc có thể phát triển ở trẻ đẻ non < 32 tuần và cân nặng.