Nhận định chung
Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các thương tổn cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị. Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Do tụ cầu vàng, liên cầu hoặc phối hợp cả hai.
Yếu tố thuận lợi: tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, điều kiện vệ sinh kém hoặc có bệnh da phối hợp như chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa.
Phác đồ điều trị bệnh chốc (Impetigo)
Nguyên tắc
Kết hợp thuốc điều trị tại chỗ và toàn thân.
Chống ngứa: tránh tự lây truyền.
Điều trị biến chứng nếu có.
Điều trị cụ thể
Tại chỗ:
Ngâm tắm ngày một lần bằng nước thuốc tím loãng 1/10.000 hoặc các dung dịch sát khuẩn khác.
Bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu vào buổi sáng (milian, castellani, dung dịch eosin 2%…).
Trường hợp nhiều vảy tiết: đắp nước muối sinh lý 9‰, nước thuốc tím 1/10.000 hoặc dung dịch Jarish lên tổn thương, đắp liên tục đến khi bong hết vảy, hoặc bôi mỡ kháng sinh như mỡ mupirocin hoặc kem axít fucidic, erythromycin…ngày hai đến ba lần.
Toàn thân:
Chỉ định khi tổn thương nhiều, lan tỏa.
Cephalexin 250m gx 4 lần/ ngày, uống (trẻ em: 25 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống).
Docloxacin 250m gx 4 lần/ ngày, uống (trẻ em: 12 mg/kg/ngày chia 4 lần, uống).
Clindamycin 300-400mg x 3 lần/ ngày, uống (trẻ em: 10-20mg/kg/ngày chia ba lần, uống)
Amoxicillin/ clavulanic 875/125mg x2 lần/ ngày, uống (trẻ em: 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống).
Trường hợp do tụ cầu vàng kháng methicilin:
Trimetroprim – sulfamethoxaxol 30mg/kg/ngày, chia hai lần, uống (trẻ em: 8-12mg/kg, chia 2 lần, uống).
Vancomycin 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm 40mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 10mg/kg).
Thời gian dùng kháng sinh: 5 – 7 ngày.
Kháng histamine tổng hợp nếu có ngứa.
Nếu chốc kháng thuốc hoặc chốc loét phải điều trị theo kháng sinh đồ.
Nếu có biến chứng: chú trọng điều trị các biến chứng.